Kon
Tum, ngày 14 tháng 5 năm 2008.
SƠ
LƯỢC THỜI THƠ ẤU.
Tôi tên là Lê Tùng Lâm, sinh năm
1952; quê huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; sinh ra từ một gia đình về kinh tế
lúc bây giờ là Tiểu chủ nhưng không thể thuê người giúp việc gia đình được, Ba!
nghe đâu là Đảng viên Cộng sản từ thời khởi nghĩa năm 1945 gì đó! Sau hiệp định
GiơNeVơ được bố trí ở lại, hoạt động tại vùng nay thuộc xã Đăk Ring, huyện Kon
Plông, Kon Tum, cuối 1955 do có chỉ điểm bị địch bắt nhốt ở Măng Đen, nhờ có sự
năng động đến giữa 1956 trả về quê, lợi dụng thế hợp pháp ông vừa tổ chức kinh
doanh, vừa tổ chức hoạt động Cách mạng tại quê nhà, khi ông hy sinh 26/9/1964
là huyện Ủy Viên, huyện Tư Nghĩa;
Mẹ
là cơ sở Cách mạng chuyên nuôi - phục vụ Cán bộ - Đảng viên về nằm vùng hoạt
động bí mật tại quê nhà suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có lúc lên
tới hàng chục người, mà nhất là những năm 1963 - 1964, trong đó có chú Bùi Đài,
Chú Quới, chú Tuấn, chú Nga Bí thư Huyện Ủy, chú Kiệt huyện đội trưởng, chú Ân
hình như là đại đội trưởng gì đó, anh Phổ, .....Mẹ thỉnh thoảng bị địch bắt tra
tấn - tù đày mỗi lần hai - ba tháng, có lần đến vài năm;
Là con trong một gia đình tiểu chủ ! nhưng lên 8 tuổi
(năm1960) tôi đã phải biết lắng nghe những tiếng nói thầm thì của mẹ để pha
trà, bưng cơm vào phòng kín (buồng),
mà nhất là việc dọn vệ sinh cho các chú – nông thôn lúc bây giờ đâu có cầu tiêu
bên trong, chiều chiều lại thường được các chú sai... (ít được Ba sai, vì Ba hay vắng nhà dài ngày) nhắc vào lưng quần
từng cuộn giấy dài khoảng 5 cm, to bằng đầu chiếc đũa con đưa đến các gia đình
cơ sở Cách mạng trong vùng như bác Đặng Thoa, chú Năm Hiền cùng thôn, bác Lâu,
Bác lầu, Bác Huề khác thôn, bác Hai Công, Dượng Kỷ, cô Chín Dư (vợ chú Chế
Quyên) người có vóng dáng lúc bây giờ sem
sem như nghệ sĩ nhân dân Trà Giang
vậy, khác xã,..... còn chú Quyên cùng thôn tôi đi tập kết từ năm 1954, là kỷ sư
lâm nghiệp, sau giải phóng được điều về Đắk Tô công tác và qua đời tại đấy, có
anh là Chế Quán - Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam từ thời chống Mỹ, hiện nghĩ
hưu ở thành phố Huế, xuất thân gia đình địa chủ đến thời Mỹ - Diệm chuyển sang
Tư sản Thương mại, là thế hệ cha - con
chỉ biết tiếng nhau, chứ đâu biết mặt, nhưng
sau ngày nước nhà thống nhất cũng đã tìm gặp được nhau;
Nhìn chung Lãnh đạo Cách mạng lúc bây giờ ở nơi khác
thế nào không rõ - nhưng quê tôi toàn những gia đình trí thức, phú nông, địa
chủ, tiểu chủ, tư sản cả;
Ngoài lúc đi học, thực hiện các qui định ở trường -
lớp, các lễ nghi đối với bên nội - bên ngoại - với họ hàng, về nhà hầu như tôi
không có thời gian để rong chơi bắn ná cao su, chọi bi, bắt cá, thả diều,....
như bao trẻ em khác; sau năm 35 tuổi bắt đầu xuất hiện trong tôi những lúc đau
lòng và rồi nghĩ lại các chặn đường qua mới thấy rùng mình, rùng mình bởi cái
kiểu "sao lại vừa ngây ngô, vừa nhanh nhẹn ứng phó với quá nhiều tình huấn
phức tạp của địch, họ toàn là người lớn
cả mà chẳng thất bại một lần nào, lại vừa như ông cụ non ngay từ khi lọt
lòng mẹ" nhìn lại biết vậy, thấy vậy nhưng vẫn không thể sửa được cái kiểu
" ông cụ " ấy cho đến bây giờ !
Đời tôi không tuổi trẻ, không thời thơ ấu,
hơn - thua, nghịch ngợm, vui đùa như bao bạn bè cùng trang lứa;
Vừa bước vào tuổi 14 trong một sự kiện hết sức phức
tạp từ thị xã Quảng Ngãi một thân một mình tôi vượt vào vùng giải phóng ở phía
đông quốc lộ số 1 thuộc xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, gặp được các tổ chức Cách
mạng đưa lên miền tây nơi có Huyện Uỷ
huyện Tư Nghĩa - Quảng Ngãi đóng, rồi lên Kon Tum;
Những ngày ở Trạm trú thuộc Ban tổ chức Tỉnh Ủy quản
lý, đóng ở địa phận làng Tân Ba, xã Tê Xâng, (H 80) nay là huyện Tu Mơ Rông,
tỉnh Kon Tum; (H 5) tức thị xã Kon Tum ngày nay đã hấp dẫn tôi, tuy vậy theo sự
phân công của tổ chức Đảng về công tác ngành Giao bưu, rồi Ủy Ban Cách mạng Lâm
thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tỉnh Kon Tum, nhưng từ năm 1969 luôn được biệt
phái đi phục vụ cho Bộ chỉ huy tiền phương của Tỉnh Ủy;
THỊ XÃ KON TUM (H 5) TỪ GIỮA THÁNG 5/1972.
Sau một tuần được tỉnh trang bị một số kiến thức công
tác vùng địch hậu, trong đó có bài “Tấn
công thì thuận lợi, co thủ sẽ khó khăn” của Đ/c Võ Chí Công lúc này là Bí
thư Khu Uỷ Khu V, do Đ/c Trần Thanh Dân - Uỷ viên Thường vụ Tỉnh Uỷ Kon Tum
giảng, làm tôi vô cùng thấm thía, bây giờ càng ngẫm - càng thấm thía, càng kính
phục các bậc Cách Mạng tiền bối nói chung – các Đ/c ấy nói riêng, giữa tháng
5/1972 tôi mới thật sự được hội ngộ cùng với những Cán bộ - Chiến sĩ (H 5),
biên chế về Đội vũ trang tuyên truyền có căn cứ đóng trên đất Sa Thầy cách sông
Pô Kô 2 km và hoạt động ở Tây Nam thị xã Kon Tum bao gồm từ xã Kroong và toàn
bộ phiá nam sông Đắk Bla;
SÁU THÁNG CUỐI NĂM 1972.
H 5 Không gian luôn rền vang tiếng
bom rơi - đạn nổ, máy bay gào thét, khói - bụi mịt mùng; mặt đất dày đặc các
binh chủng ngụy quân. Trong tôi nảy sinh ngay suy nghĩ phải bằng mọi cách nắm
bắt và làm chủ cho được các động thái tình hình địch – ta, khẩn trương thông
thạo địa hình địa bàn.
Sau khi không được lệnh tấn công
chiếm giữ toàn bộ phía nam thị xã Kon Tum, cuối tháng 5/1972 - khoảng 2000 quân
của 2 trung đoàn 48 và 41 thuộc sư đoàn 320 ta có lệnh rút khỏi mặt trận Tây
Nam thị xã Kon Tum, còn lại: trung đoàn 95 độc lập trực thuộc Bộ tư lệnh Tây
nguyên (B3) với khoảng 1000 quân, Bộ chỉ huy tiền phương của Tỉnh đội có gần
100 quân tiểu đoàn 304 – 406, 40 quân đại đội 107 huyện đội Sa Thầy và Bộ chỉ
huy tiền phương của Thị Ủy Kon Tum có 20 quân thị đội, 4 đội công tác vùng địch
hậu bám trụ lại nhằm bảo đảm yêu cầu phòng thủ khi địch phản kích, giữ thế tiến
công khi có lệnh;
Vốn tính hay tò mò về chiến trận,
nên được anh em trinh sát quân chủ lực cho tôi chứng kiến một số trận đánh từ
đài quan sát thông qua ống nhòm, mặt khác hay nghe lại các lời kể của lính ta,
lòng tôi tràn đầy niềm tin tất thắng, háo hức xông pha, và “may” là không thất
bại trước các âm mưu thủ đoạn của địch.
Địch biết đại quân của sư 320 ta đã
rút (thực ra cũng chỉ 2000 quân nói trên
thôi), tháng 6/1972 chúng tổ chức phản kích trên toàn tuyến Tây Nam cố sức
chiếm giữ các điểm cao 673, 727 (Chư Rệt,
còn gọi là đồi 3 chấm), 610, cao độ 580 (trận địa pháo tây Tân Điền), 632, 953 (Chư Pao), 868 (Chư Thoi)
... các trận đánh liên tục diễn ra khốc liệt, pháo bầy, bom tấn gào thét đinh
tai, nhức óc, bộ binh chúng tung ra cũng không ít: Các Liên đoàn biệt động quân
số 6, số 22, số 23, Trung đoàn 45 của sư 23, 4 tiểu đoàn bảo an 251, 252, 253,254
và các lực lượng khác, có lẽ chúng định làm cỏ số quân ta còn lại; đến khoảng
tháng 8/1972 địch cũng tìm ra và tập kích được vào Bộ chỉ huy tiền phương Tỉnh
đội Kon Tum, không biết chúng tập kích cái kiểu gì, mà ta chẳng mất một mạng
nào;
Trung đoàn 95 và các lực lượng địa
phương vẫn kiên cường bám trụ, hiền thục chiến đấu cho non sông đất nước thu về
một mối và đương nhiên cả bên chính nghĩa lẫn bên phi nghĩa không thể nào tránh
được bao tan tóc - bi ai. Bên cạnh tiếng bom rơi - đạn pháo của địch và các
trận đánh bằng bộ binh, đang xen với tiếng cuốc xẻng của Công binh ta làm ngầm
(cầu chìm) băng qua sông Sê San còn
gọi là Pô Kô, đoạn ngay ngã 3 Sa Xia –
Pô Kô và mở hơn 20 km đường tiếp theo có địa hình khá hiểm trở lên đỉnh núi Chư
Pao;
Tháng 10/ 1972
“đây cũng là tháng sẽ ký kết hiệp định Pa ri, nhưng Mỹ Ngụy lật lọng nên
kéo dài đến 27/01/1973” ta kéo 2 khẩu pháo 85 ly nòng dài lên đỉnh núi
Chư Pao có độ cao 953 m - cách trung tâm thị xã Kon Tum khoảng 13 Km về phía
Nam – Tây quốc lộ 14 - 500 m (tính theo đường chim bay), ta bắn thẳng xuống
đoàn xe quân sự ngụy tăng viện cho Kon Tum, pháo kích vào các khu quân sự trong
và ven thị xã làm cho địch hết sức khủng khiếp – kinh ngạc chúng phản pháo
không xong, bởi bị các bãi pháo của ta đặt ở Sa Thầy khống chế; còn ném bom bằng các loại phản lực thông thường
thì bị cao xạ 37 ly, đại liên 30, 12,7 ly ta bắn hạ nên cũng không được, sau 2
ngày ta chủ động rút sạch, chúng sử dụng loại bom huỷ diệt, Đài phát thanh
Sài gòn đưa tin “quân đội Việt Nam Cộng Hoà” chiến thắng lẫy lừng tiêu diệt
được hàng ngàn Cộng quân thuộc trung đoàn 95, trên chiến trường Kon Tum,
nghe vậy quân ta cười đến là vỡ bụng, bởi có ai ở trên đó nữa đâu mà bị tiêu
diệt, sau mấy ngày bom hết tác dụng, Cán bộ - Chiến sỷ 95 đã kịp thời có mặt,
biệt động quân ngụy cũng tiến lên thế là chúng lại ném đòn gọn ghẽ, cứ sau mỗi
trận bom, pháo gào thét bộ binh chúng tiến lên - rồi lui, lui - rồi tiến mấy
tháng trời ròng rã, đến mức số tàn quân biệt động ngụy đã phải thốt lên những
lời cay nghiệt:
Chư Pao ai oán hờn trong
gió;
Mỗi tấc khăn tang, một
tấc đường.
Trên điểm cao 727 (Chư Rệt) cách trung tâm thị xã Kon Tum
về phía tây nam theo đường thẳng khoảng 15 Km và các điểm cao trong vùng cũng
diễn ra như ở Chư Pao song khác nhau ở chỗ ta không đưa pháo 85 ly nòng dài lên
đồi. Nắm chắc tâm trạng của địch nên mỗi
khi kết thúc bài gọi loa địch vận tôi thường đọc tiếp 4 câu:
Đô la, Tổng Thống cái nỗi gì;
Làm theo Đế quốc Việt Nam mình bi ai;
Mau buông súng sum vầy cùng gia tộc;
Giang sơn mình ai đã cắt làm đôi.
Các đội công tác vùng địch hậu của H5, được mùa đẩy
mạnh hoạt động chính trị làm rõ âm mưu bán nước của chính quyền Sài Gòn và cướp
nước của Đế quốc Mỹ, tổ chức gọi loa tuyên truyền chính sách hoà hợp dân tộc,
cũng cố lòng tin trong quần chúng vào sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta
dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam sẽ sớm đến
ngày thắng lợi cuối cùng, Bắc Nam sum họp một nhà;
Tôi được biên chế vào đội công tác Vũ trang Tuyên
truyền do anh Trần Đình Phẩm làm đội trưởng, nhưng sinh hoạt Đảng ghép với đội
công tác A 35 do anh A Lập làm Bí thư. Đội Vũ trang Tuyên truyền có phạm vi
hoạt động trên toàn tuyến Tây – Nam thị xã Kon Tum, thế là ba lô, súng đạn,
cuốc xẻng đào công sự, gạo, mắm, ân gô nấu cơm và cái loa tay có hiệu điện thế
6 vôn, nghĩa là trên vai không thiếu thứ gì để sống, công tác, sinh hoạt hàng
chục ngày, khi thì đi xuống Sa Bình – Sa Thầy để gọi loa qua Kroong – Trung
Nghĩa – nay là xã Kroong, khi đến Tà Rạp – Ngô Thanh nay thuộc xã Ja Chim, lúc
xuống Tân Điền nay thuộc xã Đoàn Kết, Phương Hoà nay là phường Nguyễn Trãi, khu
dồn Tân Phú nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, ...
nhưng nơi ở chủ yếu là vùng Plei Grong còn có các cách gọi khác là làng Kruang, hoặc A Rầng nay thuộc xã Ja Chim, thị xã Kon Tum, cách làng khoảng 700 m
về phía Đông đông - Bắc, thực ra thì làng ở bên kia suối ta ở bên này suối –
cách trận địa pháo Tân Điền khoảng 600 m về phía Nam;
Cứ mỗi khi gọi loa anh – em chúng tôi lại được địch
cho thưởng thức ít nhất là một trận pháo;
Có một lần đội Vũ trang Tuyên truyền phối hợp với một tổ vũ trang của thị
đội, tổng quân số khoảng 10 người, hăng hái tổ chức trận phục kích bọn địa
phương quân ngụy trên tuyến đường từ khu dồn Tân Phú đi lên Plei Kruang đoạn
cách khu dồn khoảng 700 m về phía tây nhưng lại không thành công, do có sự
ngây ngô không thể hiểu nỗi của một lính mới thị đội, phục kích mà lại ra
ngồi phía trước gốc cây, dân đi đường phát hiện được họ chạy, bị lộ nên lệnh
rút lui ngay, ôi thôi ! chuyện xảy ra hết ngõ nói ! nếu gặp phải địa phương
quân ngụy ít nhất và nhanh lắm chúng ta hy sinh cũng đến 4 – 5 người, nếu vậy
sẽ chiếm đến 40 – 50 % quân số rồi còn gì !
Một lần khác đội bám biên phía đông vùng ruộng dọc
suối Ia Re Bang đoạn cách khu dồn Tân Phú khoảng 800 m về phía tây nam để đón
dân, giác ngộ Cách mạng cho họ, nếu được sẽ xây dựng thành Cơ sở Cách mạng
trong vùng địch hậu, đến 16 giờ gặp phải 1 toán lính 10 tên chúng cứ đi - cứ đi
mỗi lúc một gần về phía chúng tôi, chúng tôi chỉ có 3 người, khi 2 tên đã lọt
vào trong vòng cự ly 30 m không còn cách nào khác anh Phẩm lệnh tôi và anh A
Chiêu, cả 3 cùng nổ súng thế là 5 tên đi đầu không thể sống được, 5 tên còn lại
bỏ chạy thục mạng, chúng ta cũng rút luôn, buổi đón dân ấy không thành;
Sống bên dân trong vùng địch hậu tôi càng thêm thấm
thía sức mạnh của Chính nghĩa, của sự nghiệp Cách mạng giải phóng dân tộc,
giành Độc lập - Tự do và toàn vẹn lãnh thổ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội dưới sự
Lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, của Bác Hồ;
Tiếng là Ấp Trưởng A Jiêr, Trung đội Trưởng nghĩa quân
A Pốp ngụy tại làng Kruang nhưng nói chung cả làng đều là cơ sở Cách mạng của
ta, tin tưởng ta đến cùng, đây thật sự là Một căn cứ lõm của H5 trong lòng địch
hậu ngay từ sau khi Hiệp định Giơ Ne Vơ ký kết năm 1954, các Đ/c Đinh Tú, Nhất
còn có tên là Vinh đã thay nhau bám trụ ở đây rồi, 1962 có thêm Đ/c Xuân Hồng,
càng về sau càng có khá đông Cán bộ ta cho đến thế hệ tôi và đến 16/3/1975 ngày
tỉnh Kon Tum được hoàn toàn giải phóng. 21 năm liền 1954-1975 cả Plei Gruang
được địch quân sự hoá từ trẻ đến già sống trong sự nuông chiều – mua chuộc
thường xuyên của Mỹ - Ngụy gần như không thiếu thứ gì, luôn được chúng cấp
lương - bổng, quần – áo, gạo, mắm, cá, thịt, sửa, đường, bánh, kẹo, ...và đương
nhiên cũng kèm theo các biện pháp chẳng nhẹ tay chút nào A Jiêr, A Pốp và nhiều người khác nữa từng bị
chúng bắt tra tấn – tù đày nhiều lần nhưng vẫn một lòng trung kiên, không khai
báo nơi ở của các đội công tác H5 đóng trên địa bàn của làng; với làng Hra cũng
tương tự như vậy (làng bị bệnh phong nhẹ)
địch bố trí ở sát trên cánh đồng Phương Hoà về phía Nam giáp với bìa rừng, sau
giải phóng ta sáp nhập với làng Hnor;
Ơi! lòng dân vĩ đại biết bao! thử hỏi ? làm sao ta có thể bí mật được với đồng bào
dân tộc địa phương, khi mà đường đi của con chuột, con sóc cũng không thể qua
mặt được họ, việc phát hiện các dấu vết lạ trong vùng họ sống, lúc bây giờ luôn
là khả năng bẩm sinh của họ, huống hồ chi chúng ta những con người lù lù, sống
phải nấu - nướng, ăn - uống, tắm - giặt, vệ sinh, đi - lại hàng ngày,... cái
phương châm đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng chỉ có tác dụng che
mắt, bịt tai đối với các lực lượng ngoại lai mà thôi;
Mọi thông tin tâm lý chiến, mị dân của Mỹ - Ngụy, diễn
biến tư tưởng của Tề - Ngụy trong vùng từng thời điểm đều được Già làng và cũng
là Ấp Trưởng A Jiêr, Trung Đội Trưởng
nghĩa quân A Pốp “ngụy”, ... kịp thời
báo cáo với ta, kể cả sự xuất hiện của tổ chức Fui Rô trên địa bàn vào đầu năm 1974;
Địch thiệt hại quá nặng co cụm lại trong nội thị, ta
không có lệnh tiến công, đến tháng 12/1972 Trung đoàn 95 chủ lực cũng được điều
đi nơi khác, chỉ để lại một đội công tác;
Trên địa bàn còn lại toàn là cánh địa phương khoảng
5-6 chục người của H 5, H 67 ( mật danh
Sa Thầy bây giờ) tăng cường xuống phối hợp bám trụ, thực ra đến thời điểm
này H 67 cũng chẳng còn cái đồn bót giặc nào để mà bám, mà đánh cả; dưới sự chỉ
đạo, bày binh bố trận của Thị Uỷ (H5) lúc bây giờ đứng đầu là Đ/c Nguyễn Thế Vũ - Bí Thư, anh - em ta cũng làm mưa làm gió khắp nơi,
gọi loa vào Kroong, Trung Nghĩa, gọi tới Tà Rạp- Plei Sa, gọi xuống Tân Điền –
Phương Hoà, gọi qua Tân Phú – Kép Ram v.v... mỗi lần như vậy anh – em lại được
thưởng thức những tràng pháo 105 ly của địch, bên ta cũng có người rùng mình
nhưng nhìn chung chẳng ngán chút nào;
Có một lần tổ 3 người do chị Khâm làm Tổ Trưởng cùng
chị Đậu, anh Danh gọi loa xuống Tân Điền địch không đáp trả bằng pháo nữa
mà chúng chơi bằng bộ binh mò lên gần đến nơi, ta phát hiện được bắn phủ
đầu rồi rút tuốt, nó bắn vung vải tiểu liên, M 79 kết quả do chủ quan
không xoắn quần dài lên nên 2 chị bị rách 4 cái ống quần, mất một cái pi đông
nước, một đèn pin và 1 cuốc-1 xẻng, đây cũng chỉ là một trong vô số
những chuyện thật của những người trong cuộc, mà sẽ cứ như chuyện bịa “chuyện
cổ tích” đối với người ngoài cuộc và thế hệ sau này; nay 3 người này
vẫn đang còn sống “nhăn răng” anh Danh ở xã Đắk La - huyện Đắk Hà, chị
Khâm phường Nguyễn Trãi - thị xã Kon Tum, chị Đậu nghe đâu ở huyện Đắk Đoa gì
đó;
Nói vậy không có nghĩa ta là “Thánh” nên hoàn toàn vô sự;
Trong sáu tháng cuối năm 1972 nếu giới hạn ở mức khái
quát từng trận đánh thì cũng đã vô số chuyện kể, chẳn hạn như: gọi là trận đánh
vào ấp Lâu Ngo (Plei Po Tau) của 40 cán bộ - chiến sỷ thuộc tiểu đoàn (D: 304),
đại đội (C: 107) đảm trách, nhưng nếu nói cho đúng với bản chất vấn đề thì ta
chỉ có việc đi vào tiếp quản ấp một cách êm thắm, vì lực lượng nghĩa quân tại
chổ của chúng đã bị tê liệt ý chí ! nhưng chẳng may khoảng 1 giờ sau bọn Bảo an
hành quân giả chiến đóng quân gần đó, mà mình không biết, chúng đánh vào ta hy
sinh dưới chục Đ/c, lúc bây giờ được coi là một thất bại nặng nề;
Cánh Trung đoàn 95 chủ lực trên toàn tuyến từ Chư Thoi
đến Chư Rệt 6 tháng cuối năm 1972 hy sinh cũng khoảng trên 50 quân, chủ yếu do
bom, pháo trên chốt và trong quá trình lên - xuống chốt; thường mỗi chốt ta
biến chế 9 Cán bộ - Chiến sỷ được trang bị 3 đại liên, 3 trung liên, 9 - AK, 6
- B40, 3 - M79, 3 cối 60 ly chia thành 3 cụm công sự, khoảng cách mỗi cụm thường
trên - dưới 100 m - linh hoạt tuỳ địa hình nhưng tuân theo kiểu hình tam giác
sao cho luôn nhìn thấy được nhau, mỗi cụm có 3 công sự - mỗi công sự một Cán bộ
hoặc Chiến sỷ cách nhau 10 đến 15 m nên rất khó mà hy sinh, với cách đó ta sẳn
sàng chạm tráng với máy bay, bộ binh trong phạm vi bán kính 1 km và địch cứ
nghĩ ta có hàng trăm quân;
Các lực lượng của H5 chỉ có anh Phụng hy sinh do vướn
mìn trên đương đi ! mặt dầu đây là lực lượng luôn phải vượt qua chiến tuyến
quân sự để vào với dân - với cơ sở Cách mạng, nếu sơ hở sẽ được địch tặng
cho các loại mìn, các ổ phục kích, tập kích, những tràng pháo khi đang gọi loa
hoặc bị lộ vết tích khác trong vùng địch hậu ;
Năm 1972 sắp kết thúc tin thắng lợi trên mặt trận
ngoại giao từ pa ri tới tấp bay về, H5 nhộn nhịp hẳn lên bởi các hoạt động
chính trị - tư tưởng nhằm tiếp tục phát huy cho được ý chí tiến công, chống ảo
tưởng hoà bình và các biểu hiện ham sống sợ chết, xây dựng các phương án mục
tiêu giữ đất, giữ dân, dành chính quyền bằng cả 3 phương pháp: chính trị, quân
sự và binh vận.
NĂM 1973.
Thực hiện
Hiệp định Pa ri 27/01/1973 trên địa bàn Tây Nam thị xã Kon Tum là: cắm cờ ta,
giữ đất, giữ dân, tiếp tục xây dựng cơ sở chính quyền Cách mạng, ngưng chiến
nhưng không thể không chống địch tái chiếm và rồi không thể ngưng chiến được,
nên phải liên tục diễn ra những trận đánh bi - hùng, khốc liệt giữa chủ lực ta
với chủ lực ngụy, địa phương quân ta với địa phương quân ngụy, Cán bộ H 5 với
ngụy quân - ngụy quyền Kon Tum đến cuối tháng 5 /1973 tạm thời lắng xuống;
Để thích ứng
với tình hình nhiệm vụ mới đầu tháng 6/1973, 4 Đội công tác H5 trên địa bàn Tây nam thị là
A 34, A 35, A 33 và Đội vũ trang - tuyên truyền được cũng cố sát nhập lại làm
một, đặt tên là 15 A ( vì biệt danh của Khu Ủy - Khu V lúc bây giờ là A 15 )
nay còn nhớ 21 người, trong đó có: 5 nữ, dân tộc 12, kinh 9; Dân tộc gồm các
anh, em : A Prép, A Dết, A Lam, A Niếu, A Jú, A Púp, A Hoa; các chị : Y Bon, Y
Nhung, Y Nhênh, Y Giãy ;
Kinh gồm các anh, em: Trần Quang
Hiền, No, Phi, Từ, Dũng, Minh, Đinh và tôi; nữ duy nhất cũng có tên là Hoa (Hoa
Lầu) xinh gái, hát hay ;
Đội do anh Trần Quang Hiền làm Bí thư Chi bộ, Anh A
Prép Phó Bí thư kiêm Đội trưởng, Tôi 21 tuổi Chi Ủy viên, Đội phó ( chỉ lớn
tuổi hơn 2 người ) cho đến sau ngày giải phóng Kon Tum 16/3/1975 chuyển sang
vai trò mới.
Đội 15 A không đơn độc chỉ có vậy !
Bên cạnh vẫn có nhiều lực lượng khác phối hợp cùng hoạt động trên địa bàn, tất
nhiên là cũng không đông;
Chuyện cắm cờ trên địa bàn Tây - Nam
lúc này về lực lượng ta chỉ có khoảng
gần trăm quân của H5, C107, đội công tác của Sư 10 – 6 Đ/c kể cả Bộ chỉ
huy tiền phương của H5 cũng do Đ/c Nguyễn Thế Vũ – Bí thư Tổng chỉ huy đóng ở
phía đông Làng Kruang, nam Tân Điền, tây Làng Ra (giờ không còn nữa) trung bình
khoảng 2 km; đại bộ phận là dự bị, lực lượng thật sự xuất kích cũng chỉ hơn 25
người chia làm 3 tổ :
Tôi thuộc tổ 3 cắm cờ cách Plei Kram còn gọi là làng
Klét 1,5 km về phía đông - bắc, do anh Tấn sỉ chỉ huy (thay anh Trần Đình Phẩm) có 7 người, gồm H5: 3, Sa Thầy: 1, Đội
công tác của Trung đoàn 95: 3 ; có 2 - B40 do anh – em 95 đảm trách, còn lại là
A K - 47; sau ngày Nam - Bắc một nhà anh xin về công tác và nghĩ hưu ở Đà Nẵng,
chức vụ cao nhất trước khi nghĩ hưu nghe đâu là Trưởng phòng hay hiệu phó của đơn
vị nào đó; 8 giờ sáng ngày 27/01/1973 một đại đội ngụy tiếp cận đến cách chổ
chúng tôi cắm cờ khoảng 60 mét, anh Sỉ hỏi tôi! bắn được chưa em, thấy chúng
chưa phát hiện mình nên tôi nói từ từ để gần thêm chút nữa, khoảng tầm 40 m anh
hỏi tiếp, tôi nói: anh lệnh bắn đi, thế là B 40 ta đùng - đoàn, đùng – đoàn, A
K – 47 cũng ngay lập tức rẹt rẹt tiếp theo, hai bên bắn nhau khoảng 15 phút -
ta không có việc gì, tôi ngắt nhỏ anh Tấn Sỉ! anh lệnh rút được rồi đó, tôi dẫn
anh - em rút về phía làng Klét (phía nam), địch thì lom khom bắn đuổi theo
chúng tôi về phía tây, nên chẳng ai hề hấn gì, mệt gần chết nhưng cũng phì
cười; sau 2 giờ phải đi vòng quanh để về đến nơi trú ngụ tạm gọi là an toàn
nhưng thực ra cũng chỉ cách chổ ta cắm cờ khoảng 1,5 km nghĩ ngơi, ăn uống đến
chiều; tôi, chị Tám (Tám Ánh), A Hoa, 1 lính của Sa Thầy và 3 bộ đội khi sáng
tiếp tục mò xuống nơi củ, thấy địch thay cờ ta bằng cờ chúng, đi kiểm tra quan
sát hiện trường trong phạm vi bán kính 100 m không phát hiện có mìn, bộ binh
mai phục thế là tạm thời yên tâm, chờ trời mờ tối, tôi mò ra thay cờ địch bằng
cờ ta xong, quay về công sự, đương nhiên vẫn phải luôn luôn cảnh giác sẳn sàng
nổ súng và rút lui, “tấn công – phòng thủ phải hết sức nhuần
nhuyễn mà”, ta thì chỉ có 6 người, trong đó có một nữ là chị Tám “còn
gọi là Tám Ánh” hiện đang ở tổ dân phố 5, phường Quyết Thắng”; tôi
bật loa gọi : Hởi anh – em binh lính, sỹ quan và ngụy quyền Sài Gòn, Nước Việt
Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Nguyễn Văn Thiệu tên lính đánh thuê cho
giặc Pháp trước đây, nay tiếp tục bán nước ta cho Đế quốc Mỹ... hiệp định Pa Ri
đã ký kết, nghe theo lời Mặt trận.... hãy bỏ súng về với gia đình, vợ con ...
đựợc 15 phút, bất ngờ từ hướng chúng tôi rút lui khi sáng có tiếng vọng lại “bỏ
súng về rồi” thế là ta rút, lần này về còn cách nơi trú ẩn khoảng trăm
mét, mới được nhận những tràn pháo 105 ly chúng tặng, tất cả đều kịp vào hầm
chữ A, đêm đã khuya chúng hết bắn, lấy sắn luộc đã chuẩn bị từ chiều ra khỏi
hầm liên hoang no nê, trong một ngày tổ chúng tôi được ứng xử với địch trong 2
tình huấn éo le, mà vẫn bình an - vô sự, đúng là chuyện thật mà cứ như bịa, qua
ngày hôm sau chúng tôi trở về trung tâm chỉ huy “sau này nom na hay gọi là 2
keo liều mạng” ;
Tổ 2 cắm cờ ở vùng đông - nam Tân Điền, cách Phương
Hoà về phía nam khoảng 1,5 km, quân số cũng chỉ 7 người có sự tham gia của anh
Khắc Sỷ khi còn công tác chức vụ cao nhất là phó Chủ Tịch Hội đồng nhân dân
huyện Đắk Hà, hiện đang nghĩ hưu tại thị xã Kon Tum, là tổ trở về điểm xuất
binh sớm nhất; theo lời các anh kể lại: địch kéo quân lên đông quá, nếu ta nổ
súng thì bất lợi hoàn toàn thuộc về ta, chủ động lẳng lặng rút là phương án tối
ưu nhất;
Tổ 1 cắm cờ ở
vùng giữa Tân Điền – Tà Rạp - thuộc xã Ja Chim, hơn chục người do anh Phô bên
thị đội chỉ huy trưởng, anh Hữu bên Công an thị chỉ huy phó, chia thành 2 nhóm,
anh Phô, anh Hữu giống anh Tấn Sỉ sau ngày Nam - Bắc một nhà - hai anh
cũng xin về công tác và nghĩ hưu ở Đà Nẵng, Quảng Nam không biết chức vụ cao
nhất trước khi nghĩ là gì; Đây là tổ “oắy oăm nhất” nhóm anh Hữu đánh trả giữ
dội với cả đại đội ngụy gần 2 ngày một đêm, chiều ngày thứ 2 anh Hữu bị thương
quá nặng mới chịu tìm đường rút đến tối về tới trung tâm chỉ huy nằm giữa vùng
Plei Kruang – Tân Điền;
Bọn ngụy quân - ngụy quyền đã quá run sợ, nên sau
chiến dịch khoảng một tháng chúng chưa có phản ứng gì đáng kể, bộ chỉ huy tiền
phương của Thị Uỷ cũng rút, các đội công tác vẫn đều đều bám đất, bám dân;
Đến tháng 3 lại tiếp tục xuất hiện các tổ trinh sát,
đội công tác của sư 10, của 95 về phối hợp, Bộ chỉ huy Trung đoàn 66 chuyến đến
đóng phía tây cách sông Pô Kô khoảng 2 km, nay thuộc xã Ya Ly - huyện Sa Thầy,
Bộ chỉ huy Trung đoàn 95 cũng trở về đóng cách phía tây Plei Po Tau khoảng 8 km
nay nắm trong ranh giới giữa xã Y Chim thị xã Kon Tum với huyện Chư Pă, theo
kinh nghiệm sắp có đánh lớn trong vùng hoạt động của đơn vị chúng tôi đây;
Đúng vậy, tháng 4/1973 Trung đoàn 66 kéo quân vào
Kroong – Trung Nghĩa, sang đầu tháng 5/1973 còn có thêm một số quân của Trung
đoàn 28, 24 tham gia với 66 (chắc là tham gia cho vui thôi, cùng Sư đoàn 10
mà); 95 đưa quân lên đồi Chư rệt, Chư Pao, lúc này súng đạn ta cũng khá hơn nhiều
so với thời chiến dịch 1972 và vẫn áp dụng chiến thuật chiếm giữ chốt, buộc
quân chủ lực địch tung quân ra đánh chiếm, lập các đài quan sát theo dõi bằng
ống nhòm, tổ chức tập kích tiêu hao, tiêu diệt khi thì trên đường chúng đang
tiến quân bao vây chốt ta, lúc vào các điểm đóng quân dã chiến của chúng, hơn 2
tháng liền; mỗi sự việc có nhiều người mô tả, nhiều cách kể lại khác nhau, là
người phải luôn luôn bám sát, nắm vững các phối hợp cụ thể các lực lượng trên
địa bàn tôi nhận thấy với chủ lực ta lúc này thật ra muốn đánh - thì đánh, muốn
nghĩ - thì nghĩ chứ các cuộc phản kích của địch chẳng ăn thua gì;
Các Đội công tác H 5 vui thì cũng thật là vui, nhưng
khổ - cũng ơi là khổ đầu óc, tai, mắt, chân, tay lúc nào cũng căn như dây đàn
phải đi - về qua 2 giới tuyến quân sự luôn luôn biến động, đang xen lẫn nhau,
không rõ ràng, mà khổ nhất cũng lại là tôi, không biết cái số tôi nó thế nào
ấy, mới sau 2 tháng được hội ngộ với H 5 mà tôi đã tự nhiên trở thành và luôn
luôn là anh “lính” dẫn đường đi xuống vùng địch (tôi dùng từ “tự nhiên
trở thành” ) vì chẳng có ai phân công cả, nhưng cứ làm cái loại việc
chẳng ai dành, bởi thấy sốt ruột nên làm thôi;
Đến đầu tháng 7/1973 các trung đoàn 24, 28 thu quân về
phía bắc thị xã Kon Tum; 66 thu quân về xung quanh bộ chỉ huy đang đóng gần căn
cứ chúng tôi như nói trên;
Hồi tưởng đến đây tôi không thể không nhớ đến sự kiện
hết sức vinh dự, lúc bây giờ tôi là Uỷ
viên Ban chấp hành Thị đoàn cùng anh Hoàng Hà Đoàn viên (nay là Phó Giám đốc
Bảo hiểm Xã hội Kon Tum, đã nghĩ hưu) được cử đi dự Đại hội chiến sỉ thi
đua Quyết thắng của Trung đoàn 66, anh Hưng lúc bây giờ là Bí thư Thị đoàn
người đã viết - trang bị cho tôi bài phát biểu làm sôi động lòng quân, bài phát
biểu ấy đã “ bị ” từng tràn vỗ tay kéo dài ngắt quảng nhiều lần, trở thành hiện
tượng của Đoàn viên thanh niên Hồ Chí Minh H 5 trong những giờ giải lao sau đó,
cũng chính vì vậy nên tôi “ xấu hổ ” bởi lúc bây giờ tôi chỉ là người có công
đọc chứ làm gì đã có năng lực viết lách được xúc tích, hùng dũng, chứa chan chí
trai cứu nước đến như vậy, từ năm 1974 đến nay không biết anh ở đâu.;
Chủ lực ta thu quân, chiến dịch chấm dứt; địch ra oai
với dân bằng thủ đoạn đóng chốt, hành quân “tảo thanh” dày đặc xung quanh các
làng, thôn, ấp; trước, trong và sau chiến dịch lực lượng H 5 vô cùng gian khổ
nhưng chẳng hy sinh ai;
Các đội công tác H 5 không thể bám được địa bàn, đến
nỗi trong ta có một số Đ/c đưa ra chính kiến đánh giá địch đã mạnh hẳn lên rồi,
biết được thủ đoạn này của địch Đ/c Nguyễn Thế Vũ cũng cho thu quân H 5 về Tây
sông Pô Kô (Sê San), tăng cường công tác giáo dục chính trị - lãnh đạo tư tưởng
làm rõ những thắng lợi của ta – các thất bại của địch, cũng cố tổ chức từ nhiều
Đội - thành Đội công tác 15 A như đã nêu ở phần trên;
Tăng cường được nhận thức thắng lợi của ta, thất bại
của địch thì nội bộ ta cũng đồng thời xuất hiện tư tưởng ham sống - sợ chết,
hoà bình chủ nghĩa, trông chờ dựa dẫm các đòn tấn công quân sự của chủ lực,
phát sinh những lập luận cần bảo tồn lực lượng nghe rất có lý – có tình, gây
nên không ít khó khăn trở ngại cho quyết tâm mở đường xuống lại địa bàn bám dân
– bám đất (lúc này Đ/c Trần Quang Hiền Bí thư chi bộ đi học chính trị ở Liên
Khu 5) tấn công địch trên hai mặt trận chính trị, binh vận góp phần tạo thành
sức mạnh tổng hợp, sẳn sàng giải phóng tỉnh nhà khi thời cơ đến; tôi thật sự
thấm thía những bài học vở lòng về : Mâu thuẫn địch – ta là một mất một còn,
mâu thuẫn nội bộ là gay gắt trong những ngày tháng ấy và cả sau này;
Khoảng giữa tháng 8/ 1973 tiếp thu Nghị quyết của Thị
Uỷ do đồng chí Mai Tân Uỷ viên Thường vụ Thị Uỷ quán triệt, tôi đề xuất tăng
cường cho tôi đồng chí Nguyễn Cao lúc này là cán bộ liên lạc của Thị Uỷ đang ở
phía Đông - Bắc, được Đ/c Mai Tân hứa đáp ứng ;
Cuối tháng 8/ 1973 Đ/c Nguyễn Cao có mặt, tôi đề xuất
Đ/c A Prếp tổ chức hộp Chi bộ, hộp Đội
bàn phương án mở đường bám lại địa bàn và phương án được chọn là tôi và Đ/c Cao
xác định sẳn sàng hy sinh, hai anh – em tôi ba lô, súng - đạn nai nịt chỉnh tề
vui vẻ lên đường đi vào chỗ có thể gọi
là chẳng hy vọng gì quay trở lại được, màng đêm buông xuống chúng tôi vượt sông
Pô Kô, mò mẫm băng rừng đi thêm 1 km nữa ngồi nghĩ nghe ngóng các hiện tượng
động tĩnh xung quanh thấy không gì đáng ngại lắm, quyết định căng tăng móc võng
ngũ để sáng mai đi tiếp;
Hai anh em nằm "trong khách sạn ngàn sao", sau một hồi trao đổi - dự kiến các
tình huấn, cách đối phó với địch có thể xảy ra cho ngày mai rồi thiếp đi lúc
nào cũng chẳng hay biết (tuổi trẻ mà),
vừa tờ mờ sáng tiếp tục khen gói tiến xuống vùng địch, trước mặt chúng tôi trên
đường đi luôn luôn phản chiếu cái cảnh tượng địch để lại tương đối rùng rợn,
rừng tan hoang - trống trơn, nhiều công sự địch, nhiều con đường chúng mở ra
phía ta, theo phương châm đi nhẹ - nói khẻ đến 15 giờ chiều cùng ngày tiến được
khoảng 6 km an toàn, tìm được nơi thích hợp ở cao độ 540 m bên khe suối cách
đồi 614 hơn 1,5 km về phía Tây chốt nghĩ bàn tiếp chuyện ngày mai;
Anh Cao chuẩn bị cơm nước, tôi mở rộng bán kính tuần
tra khoảng 500 mét nhìn thấy đó đây cũng đều toàn là rừng tan hoang và công sự
địch để lại như các chặn đường đã vượt qua, trở lại về điểm xuất phát không ngờ
được chứng kiến cái cảnh sướng ơi là sướng ! cái anh Cao này ! sao mà giỏi quá
chừng ! không chỉ cơm ngon, rau rừng ngon, mà có cả thịt trăng ngon ! mừng quá
trời nhưng đâu dám kêu lên thành tiếng, Cái ông này! nếu còn sống sau này vợ
ông nó mới sướng hết cở đây, cùng cười khẻ và chén một bụng đã thèm, no nê thoả
thích;
Cơm nước xong lại bàn chuyện âm mưu thủ đoạn của địch
và đã đi đến thống nhất nhận định: sau thời gian không có quân ta hoạt động,
đại quân chúng thị uy giàng quân chốt giữ để ra oai với nhân dân rằng là chúng
đã chiến thắng, nhưng không thể chốt lâu vì phải rút về ứng cứu cho các mặt
trận khác, số địch còn lại chỉ là địa phương quân không đáng lo ngại lắm, việc
mở đường bám lại địa bàn là thực hiện được, điều đáng chú ý nhất có thể là các
hàng rào bằng mìn mà chúng để lại, rồi cùng quyết định sáng hôm sau quay về căn
cứ báo cáo tình hình, xác định quyết tâm tổ chức lực lượng xuống bám địa bàn,
bám dân;
Hai anh em chúng tôi trở về cả đội thở phào nhẹ nhổm,
tất nhiên vẫn luôn gặp không ít khó khăn nhưng cánh tây – nam thị xã Kon Tum đã
được tiếp tục mởi ra, duy trì và phát triển không ngừng cho đến ngày giải phóng
toàn tỉnh 16/3/1975 và cũng là cánh quân tiến vào thị xã đầu tiên nhất;
Tôi đề nghị anh Prép tổ chức cuộc họp toàn đội nghe
báo báo tình hình và bàn cách tổ chức lực lượng xuống tới địa bàn móc nối lại
cơ sở bên trong, cuộc họp không được sôi nỗi lắm nhưng cuối cùng cũng quyết
định được 5 anh em chuẩn bị sau 3 ngày sẽ lên đường, đến ngày thứ 2 thì nhận
được công văn Thị uỷ gọi anh Nguyễn Cao về phía Bắc, tôi lại tiếp tục đứng mủi
chịu sào, cùng 4 anh em vượt sông . Chuyện vượt sông cũng là cả vấn đề lớn, tôi
không biết bơi, mỗi lần vượt sông Pô Kô đều có anh em đi cùng diù qua đoạn bị
hỏng chân, lúc này may sao đoạn ấy chỉ còn khoảng 10 mét lại nằm sát bên bờ
phía đông sông, hôm tôi và anh Cao đi thì cả 2 cùng lội đến đoạn ấy anh dìu qua
luôn, nhưng lần 5 anh em cùng đi thì không thể, tôi lội qua trước, bố trí 4 Đ/c
còn lại là anh Minh, Dết, Lam, Púp nằm bên này sông sẳng sàn bắn yểm hộ tôi
quay lại - khi thấy tôi hy sinh ( tức là
đã bị trôi đi ) thì khẩn trương rút lui, nếu không xảy ra tình huấn xấu -
khi nào tôi vẩy tay hãy lội qua dìu tôi vào bờ. Bàn tính - dự kiến là như vậy
nhưng rồi tất cả đầu xuôi đuôi lọt cả;
Lập lại hành trình củ đến địa điểm lần trước tôi cùng
anh Cao tập kết được ăn thịt trăng ấy, khi đã bàn lúc còn ở nhà và cũng như
những năm trước sẽ cắt dọc theo tuyến rừng Lâm Tùng thuộc xã Ya Chim xuống,
nhưng đến bây giờ anh em còn nhiều e ngại, kiên kỵ, tôi quyết định dẫn bọc đi
theo tuyến tây Plei Po Tau (Plei Lâu Ngo) xuống phía Plei Cho rồi quay trở về
địa bàn củ (giữa Tân Điền và Plei Kruâng), phải đi đường vòng quá xa mất cả
ngày và vô cùng căng thẳng trước những cảnh tượng địch để lại, mệt gần chết,
thật ra tuyến này cũng chẳng an toàn gì, thậm chí có thể còn nguy hiểm hơn
nhưng vì lạ nên mọi người có vẻ yên tâm nên đành phải vậy;
Thực hiện được Nghị quyết của Thị uỷ, ý kiến chỉ đạo
của Đ/c Mai Tân trong lòng tôi thật
vui mừng khôn tả, nhưng không thể nào nở được nụ cười mãn nguyện ra môi, bởi
chúng tôi và tôi đã – đang ở giữa vùng địch hậu, bao khó khăn nguy hiểm luôn
rình rập quanh mình, là vùng đất – vùng dân địch hết sức chú ý;
Tuy nhiên nhìn chung các hoạt động của đơn vị tôi diễn
ra tương đối thuận lợi cho đến cuối tháng 12/ 1973 vẫn chưa có Đ/c nào hy sinh.
Thắng lợi của ta quá rõ ràng, tư tưởng hoà bình chủ nghĩa càng nẩy nở mạnh, gây
không ít khó khăn cho quyết tâm bám trụ địa bàn;
NĂM 1974
Thị Uỷ bố trí Đ/c Tuấn (sau giải phóng có chức vụ cao nhất phó Bí thư Thị Uỷ) đến phụ trách
đơn vị chúng tôi tạm thời thay anh Trần Quang Hiền đi học chính trị, anh Tuấn
mang theo chủ trương Tổng kết công tác 2 năm xây dựng Chi bộ (xây
dựng Đảng), với lý do mới qua nên giao cho tôi dự thảo, tôi thành thật
báo cáo trình độ - năng lực em còn quá non, tuổi mới 22, cũng chỉ được 1,5 năm,
Chi bộ mới cũng cố lại từ tháng 6/1973 khó quá, anh động viên tôi cố gắng cứ
viết anh sẽ xem và sửa, chẳng còn cách nào khác tôi đành viết vậy và may thay
khi xong anh bảo tôi đọc anh nghe, “đời tôi chưa hề biết bốc phét” đọc
đến đâu anh gật đầu đến đó, cuối cùng anh cho một câu vừa sướng cả người nhưng
cũng vừa lo quá chừng “mới hết tiểu học, hơn 1 tuổi Đảng, đặc điểm của Chi bộ
như vậy mà em viết được như thế này thì anh hết chổ chê rồi đấy, chú ý khiêm
tốn nhé” rồi giao cho anh, anh cũng chỉ sửa chữa vài lỗi chính tả và vài
câu thôi; sau 3 tháng Đ/c Trần Quang Hiền trở lại về tiếp tục chỉ đạo đơn vị
chúng tôi;
Vào khoảng đầu quý II Thị Uỷ cử tôi đi dự Đại hội
chiến sỷ thi đua tỉnh đồng thời trực tiếp viết và báo cáo điển hình những kết
quả đơn vị đã thực hiện được năm 1973 cùng anh Bùi Thái Kỷ (nay nguyên là Tỉnh Uỷ viên đã nghĩ hưu),
báo cáo tuy được cả hội trường hoan hô là do các sự kiện thật và sinh động,
nhưng không được như 2 lần trước bởi phải chịu những tác động vô hình
làm giảm đi bản năng tự nhiên của chính tôi;
Từ tháng 01/ 1974 địa bàn chúng tôi được lần lượt đón
tiếp nhiều lực lượng tăng cường đến như: Huyện đội H67, Cán bộ Dân chính – Du
kích H67, Thị đội, các lực lượng khác,
đặc biệt có tiểu đoàn 42 chủ lực là tiểu đoàn độc lập trực thuộc Bộ tư lệnh Tây
Nguyên (B3);
Địch tung ngụy quân ra, bộ đội tiểu đoàn 42 ta áp vào.
Có thể nói đội công tác chúng tôi là một lực lượng
khá tinh nhuệ trong quá trình tiến – lùi – lách qua các cuộc hành quân chốt
điểm dã chiến, các ổ phục kích của địch để bám đất - bám dân, thì bộ đội
tiểu đoàn 42 ta cũng không kém phần trong tác chiến, từng trận - từng trận
đánh diễn ra tuy không lớn, khốc liệt như trước nhưng cũng đã để lại bao dấu ấn
bi ai! cho phía địch, hầu như các cuộc hành quân của ngụy ra vùng giáp ranh
giữa ta và địch đều bị tiểu đoàn 42 ta tập kích tiêu diệt hết, một số trận
chúng cũng chẳng tổ chức lấy - mang xác các chiến hữu của chúng về được, những ngày - tháng ấy mình thấy rất hả lòng -
hả dạ, nhưng sau này mỗi lần nghĩ lại là rùng mình;
Trong suốt quá trình tác chiến đến khoảng quý 4/1974 (trên điều đi nơi khác) tiểu đoàn 42 ta
bị thương nhẹ và vừa khoảng chừng 4 - 5 Đ/c gì đó, chỉ hy sinh 1 người do nước
cuốn không thể cứu và tìm xác được khi vượt sông Pô Kô, chuyện nghe như không
tưởng nhưng điều đó hoàn toàn là sự thật;
Về phía lực lượng H5 nói chung đội công tác chúng tôi
nói riêng, ngoài các hoạt động phải thường
xuyên bám đất, bám dân, tổ chức gọi loa tuyên truyền chính sách của ta, cũng đã
phải chạm tráng với địch nhiều lần, nhưng hầu hết đều chủ động tránh được; song
cũng phải 6 lần chạm tráng, trong đó: có 2 lần hy sinh 2 đ/c, 2 lần hy sinh hụt
cả 2, lần thứ 5 chúng tôi và địch cách nhau 4, 5 chục mét - tại điểm cách UBND
phường Trần Hưng Đạo ngày nay về hướng tây gần 2 km, lần thứ 6 ta không nổ súng
mà bắt sống cả 3 tên rồi thả luôn nhằm thực hiện chính sách binh vận ;
Mở đầu là vào khoảng đầu năm 1974 anh Nguyễn cao liên
lạc (hy sinh hụt) trên đường mang
công văn xuống địa bàn chúng tôi đến đoạn đầu
rừng Lâm Tùng chạm phải một đại
đội ngụy không biết chúng hốt hoảng cái kiểu gì nên nổ súng xối xả mà chẳng
sước được chút da nào của ảnh, có điều ảnh được một trận chạy bán chết - bán
sống!
Lần thứ 2 - hy sinh hụt, khoảng tháng 3 gì đó chúng
tôi có 5 người gồm: Tôi, A Hoa, Y Bon thuộc H5; A Triêm lúc bây giờ là huyện Uỷ
viên và 1 du kích (rất tiếc không nhớ
được tên) thuộc H 67 là lực lượng phối hợp, trên đường xuống địa bàn đến
đoạn phía Tây Plei Lâu Ngo thì Tao ngộ cũng với khoảng 1 đại đội ngụy trong
tình huấn Khá éo le – ly kỳ, địch đang ngồi nghĩ trên đồi – chúng tôi đang lom
khom lên đồi, đến lúc cách nhau khoảng 40 mét gần như cả hai bên cùng lúc phát
hiện ra nhau, không còn cách nào kịp thời hơn, tôi đứng nguyên nghiên người
dương súng bóp cò, may là đã hạ gục được ngay tóp đầu, tôi ra hiệu phía sau rút
– rút , A Hoa dẫn A Triêm, Y Bon rút chạy, nhưng Đ/c du kích thì vọt lên bên
trái tôi chiếm cái ụ mối hai anh em làm mấy loạt nữa rồi cùng rút chạy và cũng
như trường hợp của anh Cao chúng bắn xối xả nhưng chúng tôi cũng chẳng hề hấn
gì;
Lần thứ 3, anh A Lam -
A Púp trên đường mang công văn xuống địa bàn, cách nơi chúng tôi ở
khoảng 1 km vướn phải mìn lay mo, A Púp đi trước hy sinh ngay tại chỗ, anh Lam
người mang công văn bị thương nhẹ quay ngay lại về căn cứ, cũng may chứ nếu gặp
phải hướng mìn ngược chiều thì anh Lam cũng không thể sống được;
Lần thứ 4 anh Dũng hy sinh, vào khoảng thời gian đầu
tháng 9/1974 dương lịch cũng do tao ngộ với nghĩa quân Tân Điền, lần này có anh
Hoàng
Lệnh,
anh Tường, anh Bảo bên Công an thị, lúc này tôi đang học chính trị ở trường
Chính trị tỉnh;
Lần thứ 5, cuối tháng 10/1974 chúng tôi 7 người gồm:
đơn vị tôi - có tôi, anh Minh (sau giải phóng hay gọi anh Minh nhà đất, nay
anh đang ở đối diện với rạp 17/3 đường Hoàng Văn Thụ), anh A Lam, đội công
tác trung đoàn 95 có 2 anh, Công an thị có 2 anh gặp phải tình huấn như đã khái
quát ở trên - hết sức khó xử lý, hôm ấy lại gặp cái ngày trời nắng gắt, ở bên
nhau nhưng địch không thấy ta, mà ta thì thấy chúng khoảng một đại đội hành
quân dã chiến, không biết thế nào khi gần đến chổ chúng tôi đang ẩn nấp trong
những lùm cây khô - chúng cũng chốt lại nghĩ ngơi, nấu nướng- ăn uống hả hê,
chẳng cần biết có ta đang lăm lăm tay súng hướng về phía chúng; tôi nghĩ ngay
nếu ta nổ súng tiêu diệt nó thì cũng không xong, mà rút ra xa chúng một chút về
cả 3 phía (lui lại, bên phải, bên trái) phía nào cũng không được vì đều
phải vượt qua khu vực trống rộng mênh mông, anh – em trách tôi quá chừng, tôi
quyết định tất cả nằm im theo dõi đến phút cuối cùng, khi phát hiện chúng thấy
ta thì ngay lập tức nổ súng tiêu diệt số ở gần ta rồi rút lui và như vậy đương
nhiên chấp nhận điều kiện rất có thể hy sinh trên đường rút; gần 1 ngày dự
đoán, xác định với nhau chấp nhận hy sinh khi súng nổ, tột cùng căng thẳng và
sẳn sàng là vậy! song đến chiều vẫn chưa ai bắn ai! tự quay về trong yên lặng;
Lần thứ 6 cả hai bên bình an vô sự, khoảng cuối năm
1974, trên đường xuống địa bàn cách làng kép ram (Klét) thuộc xã Hoà Bình bây
giờ 1,5 km về phía Tây - Bắc ta 7 người có cả anh Trần Quang Hiền – Bí thư chi
bộ, anh A Lập lúc nầy là cán bộ tăng cường chúng tôi tao ngộ với 3 địa phương
quân ngụy, lần nầy tôi đã phát hiện ở tầm ước chừng 100 mét, theo nguyên tắc bí
mật phải tìm cách ẩn ngay, nhưng rừng thì trống hoang, đâu thể kịp, do đó tay
súng tôi sẳn sàng chú ý về phía địch nếu chúng ngẩn mặt lên là tôi nổ súng tiêu
diệt ngay (tôi thuộc loại bắn súng không tệ);
Tôi quyết định không báo hiệu cho phía sau, trong tình
huấn này mà báo hiệu cho phía sau nếu có đ/c nào đó thiếu bình tĩnh thì độ nguy
hiểm rất cao, có thể nói rất may đội hình ta đi thường thì người cách người từ
7 đến 10 mét phải quan sát phía trước và cả hai bên nhưng chẳng ai để ý đến
phía trước tôi, tôi giảm tốc độ - phía sau cũng giảm tốc độ, 3 tên ngụy cũng
chẳng nhìn lên cứ xăm xăm đi tới đến độ 30 mét tôi hô đứng lại; bỏ súng xuống;
giơ tay lên; nó giật mình ngẩn mặt lên ú ớ, rồi thả súng xuống, tôi yêu cầu
bước tới để nói chuyện nó làm theo;
Anh em ta đi sau tôi cũng hoàn toàn bất ngờ và cũng có
thể nói là tá hoả, chúng tôi tuyên truyền chính sách Mặt trận Dân tộc Giải
phóng một hồi rồi cho chúng đi, chúng năng nỉ xin lại súng với lý do nếu mất
súng chúng sẽ bị tra tấn – tù đày, sau một hồi xem xét ta tháo ra rồi cho chúng
luôn, chúng rối rít cảm ơn và mừng vô cùng, là cách làm trong trường hợp hoạ vô
đơn chí nhưng lại rất có lợi cho ta về binh địch vận;
BA THÁNG ĐẦU NĂM 1975.
Trước tết năm 1975, C 14 đặc công Thị đội đến phối hợp
chúng tôi, nhờ chúng tôi đưa đường đến bờ nam sông Đắk Bla để thực hiện nhiệm
vụ chuẩn bị sau tết các ảnh đánh vào khu cảnh sát dã chiến lúc bây giờ đóng ở
góc Tây - Bắc cầu Đắk Bla (nay là chỗ cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh đang làm
việc);
Đêm buông xuống tôi trực tiếp dẫn đường tổ 5 người
vượt cánh đồng Tân Điền – băng xéo qua sau Trại phong, men theo phía bắc Phương
Hoà, nay thuộc xã Đoàn Kết và phường Nguyễn Trãi; lại một lần tao ngộ với địch
nữa, nhưng được màng đêm, hàng tre chạy dọc theo rìa Bắc Phương Hoà che chở
cùng với khả năng ứng phó nhanh nhạy chúng tôi thoát được nguy cơ bị lộ - phải
nổ súng mà như vậy là sẽ hỏng hoàn toàn kế hoạch mục tiêu lớn đã định trước;
Sau tết 1975 địa bàn tôi khá đông vui, nhộn nhịp nhưng
toàn là các lực lượng địa phương, do Đ/c Trần Đình Chi (Đ/c Bọk) Tỉnh Uỷ viên
chỉ đạo chung “Đại bản doanh” đặt ở đoạn gần cuối rừng Lâm Tùng giữa Plei Po Tau (Lâu Ngo) và Plei xa, vui
thời đã thật quá vui, nhưng khổ thì cũng ơi là khổ, bởi có thể nói hầu như tất
cả đều dựa vào đơn vị tôi và cái thằng (Tôi) phải ra thân gánh chịu như con
thoi;
Ngày 10/3 Đại quân ta đánh chiếm Buôn Mê Thuộc, đêm
12/3 - C 14 đặc công Thị đội đánh vào khu cảnh sát dã chiến đã chuẩn bị từ
trước tết (nhưng đánh nhầm vào khu thương phế binh ngụy ở liền kề) như nói
trên;
7 giờ sáng 16/3 được tin A Hơn cơ sở ta người gốc làng
Chứ xã Ya Sia, Sa Thầy, đang cơ trú tại Plei Lây, xã Ya Chim do Đ/c A Lập móc
nối được, báo cáo địch ở thị xã Kon Tum đã rút chạy hết rồi, 7giờ 30 có 2 tiếng
nổ rền trời từ trong nội thị dội ra, để bảo đảm nguyên tắc cảnh giác Đ/c Trần
Đình Chi hai lần cử trinh sát đi kiểm tra tình hình, tôi là người được Đ/c cử
đi kiểm tra lần thứ 3, kết quả báo cáo đúng như cơ sở báo tin lúc này đã 8giờ
30;
Đ/c No được giao mang công văn hoả tốc về căn cứ báo cáo, nhưng đến 9 giờ 30 gì đó thì
gặp được đoàn của Đ/c Nguyễn Thế Vũ Bí thư Thị Uỷ, Đ/c Nhất (Vinh) Bí thư H 67
trên đường đi xuống địa bàn chúng tôi, đoàn có mang theo đài 15 W nên tin được
kịp thời cấp báo về Tỉnh Uỷ lúc bây giờ đóng ở Đắk Tô, lực lượng của tỉnh, các
lực lượng đóng trên địa bàn tỉnh sôi động chuẩn bị đến sáng 17/3 thì tiến
vào tiếp quản nội thị;
9 giờ sáng ngày 16/3 Cánh Tây Nam chúng tôi lần lượt
tiến vào tiếp quản từ làng Lây xuống làng Xa (Sa), Tân Điền, Phương Hoà, Đ/c
Trần Đình Chi bám sát đơn vị tôi đến Phương Hoà 1 để chỉ đạo, nhóm cuối cùng do
tôi dẫn đầu tiếp quản trong ngày 16/3 đến Phương Hoà 2 thì hết quân, qua ngày
hôm sau tiếp tục tiếp quản tới các khu vực Lê Lợi, Chư Hreng ngày nay;
H5, Tây – Nam thị xã Kon Tum trong tôi một chặn đường
ngắn ấy biết bao nhiêu câu chuyện dài, còn nhiều Đ/c, đồng đội đến công tác như
anh Nuôi, Anh Đây, anh Lắm, anh Cầu lúc bây giờ là chính trị viên thị đội, các
anh ở đội trinh sát chiến dịch của quân khu V ... nhiều trường hợp không thể
nhớ và nhiều trường hợp còn nhớ nhưng chưa thể phản ánh được hết trong hồi
tưởng của tôi lần này;
H5 Sơ lược một chặn đường trong đời tôi Vinh quang
và bi tráng; khốc liệt và lặng yên, địch với ta và ta với ta; hơn 33 năm đã qua, hoài niệm, tồn tại, trãi
nghiệm, chiến tranh và hoà bình, chính nghĩa và phi nghĩa, định hướng tới tương
lai, sống là không ngừng học tập - lao động bằng mọi cách theo khả năng của
mình đến hơi thở cuối cùng;
Từ lâu rồi ! tôi cũng tự biết rằng lực đã bất tòng tâm
mà lòng sao vẫn cứ thanh niên.
%
KHÔNG ĐỀ
Lê Tùng
Lâm, 14/5/2008.
Đối mặt
với quân thù luôn lòng gan - dạ sắt;
Vì nhân dân kính trọng suôt đời;
Học thuyết Mác – Lê Nin sáng ngời chân lý;
Xây dựng cơ đồ giải phóng Công – Nông;
Tổ Quốc ơi ! Đau đớn còn chất chồng;
Và giai cấp vẫn đang đầy khốn khổ;
Hỡi triệu trái tim và bao tư duy mới củ;
Chỉ một con đường;
Hãy phát triển đúng học thuyết Mác – Lê Nin;
Các dân tộc đều vinh quang, xã hội luôn hoà bình;
Sản xuất hàng hoá không ngừng tuôn chảy;
Người với người thôi cảnh hại nhau;
Thế giới đa màu mãi hạnh phúc muôn đời sau.
%
MÂY NGÀN XANH
Lê Tùng Lâm, 27/7/2005.
Triệu trái tim dồn cho
tổ quốc tái sinh.
Thắm màu cờ máu liệt sỷ thương binh.
Tạc vào thời gian tưởng niệm linh hồn các anh.
Liệt sỷ, Thương binh thời đại Hồ Chí Minh.
Khát vọng hoà bình theo thuyết Mác - Lê Nin.
Bước lên xã hội công bằng văn minh.
Tiến lên dân giàu, nước mạnh quang vinh.
Chủ nghĩa cộng sản dựng xây loài người quang minh.
Sáng mãi tên người Hồ Chí Minh, Mác - Lê Nin.
Sắt son người người quyết tiến tới tương lai.
Việt Nam trên đường vượt qua bao chông gai.
Việt Nam tự hào trong thế giới hôm nay.
Liệt sỷ, Thương binh thời đại Hồ Chí Minh.
Tự hào trí thức, công, nông, binh liên minh.
Tự hào Việt Nam của bao Liệt sỷ, Thương binh .
Việt nam anh hùng, sắt son quang minh.
Việt nam thanh bình ơn người kháng chiến quang vinh.
Việt nam chung tình thế giới văn minh.
Việt Nam Trung thành thời đại Hồ Chí Minh, Mác - Lê
Nin.
Chủ nghĩa cộng sản dựng xây loài người anh minh.
%