Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

VIẾT VỀ TRUNG ĐOÀN 95-MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN


CHIẾN THẮNG CHƯ PAO, KON TUM                      

Kon Tum, ngày 08/10/2011. 
Lê Tùng Lâm, nguyên CB (H5) Kon Tum.
ĐT: 0913 446423
         
          Được phân công về cánh Tây – Nam thị xã Kon Tum từ giữa tháng 5/1972, do yêu cầu nhiệm vụ nên tôi chứng kiến, nghe và biết trung đoàn 95 độc lập trực thuộc Bộ tư lệnh B3 (Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên) cho đến khi trung đoàn được lệnh rút khỏi địa bàn khoảng 15/7/1973;
          Là cấp trung đoàn tổng quân số chỉ khoảng 1000 người, được phân thành 3 tiểu đoàn bộ binh đặt tên là K1, K63, K394, một vài đại đội, trung đội độc lập trực thuộc trung đoàn, quân hàm Trung Đoàn Trưởng và Chính Ủy là Thiếu tá, phó là Đại úy, cấp Tiểu Đoàn là Trung úy, Thiếu úy..., vũ khí trong tay chỉ có từ AK 47 đến cối 82, nhưng ý chí, lòng quả cảm, mưu lược của cán bộ, chiến sỉ trung đoàn, tôi nghĩ  là đỉnh cao trí tuệ Cộng sản Việt Nam, 39 năm nhìn lại mà cứ ngở chuyện cổ tích - huyền thoại.

          Cùng ngày giải phóng một vùng rộng lớn liên hoàn Đắk Tô, Tân Cảnh, Võ Định đến đèo Eo gió (nay thường gọi dốc đầu lâu ranh giới giữa xã Đắk La và thị trấn Đắk Hà thuộc huyện Đắk Hà) 24/4/1972.
           Trung đoàn 95 ta cũng đã giải phóng toàn bộ vùng Tây – Nam thị xã Kon Tum từ km 11 đến km 16 quốc lộ 14,  đồi Chư Thoi độ cao 868, Chư Pao độ cao 632, 953 do một tiểu đoàn Biệt động quân đóng, cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 12-13 km đến đồi Chư Rệt còn gọi là đồi 3 chấm, độ cao 673, 727 tây thành phố Kon Tum khoảng 15 km theo đường thẳng do Tiểu đoàn 85 Biệt động quân biên phòng ngụy chiếm đóng, một vùng rộng lớn kéo dài hơn 25 km;
          Ngay trận đầu ta đã tiêu diệt 8 xe tăng, 20 xe GMC (xe chở quân), trên hai trăm lính thuộc sư 23 ngụy quân, bắn rơi 1 máy bay L 19, 3 trực thăng vô hiệu hóa khả năng hộ tống bộ binh của chúng, chặn đứng – đẩy lùi toàn bộ 2 tiểu đoàn quân ngụy tiếp viện bằng đường bộ từ Plei Ku cho Kon Tum, đồng thời chốt giữ chống phản kích tiêu diệt rất nhiều sinh lực địch;
          Sau mấy ngày từ 14-20/5 sư đoàn 2 của ta lần lượt đánh chiếm được các cứ điểm quân sự lớn của địch từ phía Bắc - Đông - Bắc đến khu B12 - biệt khu 24 toàn bộ vùng bắc đường Hùng Vương cắt Phan đình Phùng qua Đường Lê Hồng Phong - đường Trần Phú chéo xuống sân bay Kon Tum, dọc theo đường Đào Duy Từ tới Trường Cao đẳng (ngày nay) trong thị xã kon Tum cho đến 26/5 thì được lệnh rút lui.
          Địch không đủ sức phản kích ta ở hướng Bắc – Đông – Bắc (vấn đề thắng - thua, tổn thất mỗi bên, mỗi người đứng mỗi góc độ khác nhau luôn còn nhiều bàn - cải, song nỗi niềm bi ai trong lòng người dân Việt biết đến bao giờ phai mờ).  
          Ngụy quân – ngụy quyền tập trung các lực lượng không quân, lục quân rất mạnh nhằm khai thông quốc lộ 14 phá thế bao vây nối lại tiếp viện bằng đường bộ cho chúng ở Kon Tum, đánh chiếm các cao điểm mà trung đoàn 95 ta đã giải phóng từ 24/4/1972 nói trên, quyết tâm đẩy lực lượng ta về phía tây sông Pô Kô.
          Theo lời kể của một số sỉ quan ngụy
          Việc trung đoàn 95 CSBV lập các chốt chận tại vùng đèo Chư Pao đã khống chế trục lộ giao thông huyết mạch này, đồng thời cô lập thị xã Kontum với các tỉnh phía Nam vùng Cao nguyên.
          Phải tái lập giao thông trên Quốc lộ 14 và giải tỏa áp lực vòng đai tỉnh ly Kontum.
          Thực hiện kế hoạch này Bộ Tư Lệnh sư 23 giao cho Trung đoàn 45 và Chi đoàn 1/8 chiến xa với sự yểm hộ tối đa của Không quân, pháo binh từ ngày 26/4/1972 tái chiếm, sau 7 ngày không chiếm và khai thông được con đường; Liên tiếp sau đó là các chiến đoàn A/44, các Liên đoàn biệt động quân thay nhau tái chiếm cho đến 20/5/1972.
          Sau 20/5/1972, một lực lượng đặc nhiệm đã được thành lập với 2 liên đoàn Biệt động quân gồm: liên đoàn 23 có các tiểu đoàn 11, 22, 23; liên đoàn 6 có các tiểu đoàn 34, 35, 51, do đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy trưởng Biệt động quân - Quân khu 2 tổng chỉ huy, được tăng cường Thiết giáp, Công binh, không quân, pháo binh chiến đấu.
          Tất cả 6 tiểu đoàn của 2 liên đoàn nói trên là những đơn vị kỳ cựu của binh chủng Mũ Nâu, đã có mặt trên chiến trường từ thời kỳ 1963-1964.
          Trong 10 ngày cuối của tháng 5/1972, lực lượng đặc nhiệm đã nỗ lực tung các cuộc tấn công quyết liệt để triệt hạ các cụm chốt của đối phương quanh đèo chiến lược này. Tuy nhiên, do đối phương đã xây dựng được một hệ thống cụm điểm kháng cự liên hoàn rất kiên cố trên các dốc đá hướng Nam núi Chư Pao, và các cụm chốt cố thủ hai bên Quốc lộ 14, nên các đơn vị Biệt động quân đã gặp rất nhiều khó khăn trong tấn công, dù được sử yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Pháo binh và Không quân chiến thuật, B 52, sử dụng cả bom chùm địa lôi CBU-55 (loại bom nhiệt đốt cháy hết ô xy trong phạm vi bán kính hơn km).
          Từ các vị trí cố thủ, Cộng quân đã chống trả quyết liệt để cố chận cuộc tiến quân của lực lượng đặc nhiệm; phối hợp với hỏa lực hung bạo của các trận địa pháo do các tiểu đoàn pháo Cộng quân mở ra với hàng loạt đợt hỏa tập, các cụm chốt cản của Cộng quân dọc hai bên đường đã gây tổn thất cho các đơn vị Biệt động quân và tiếp tục cản trở sự lưu thông tiếp vận từ Pleiku về Kontum (thực ra ta không có nhiều pháo như chúng nói).
          Sau ngày 28/5/1972), Quân đoàn 2 gia tăng nỗ lực giải tỏa áp lực Cộng quân tại đèo Chu Pao. Cùng lúc đó, Cộng quân cũng tăng cường lực lượng để cố bám giữ ngọn đèo này. Thế trận giằng co giữa Biệt động quân và Cộng quân (ta vẫn chỉ có K1 trung đoàn 95).
          Giữa tháng 6/1972, bộ chỉ huy Biệt động quân điều động liên đoàn 22 Biệt động quân nhập trận.
          Theo kế hoạch của bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2, tiểu đoàn 62, 71 BĐQ thuộc liên đoàn 22 Biệt động quân là những nỗ lực chính để triệt hạ các chốt cố thủ của Cộng quân quanh đỉnh Chư Pao. Cùng lúc đó, 6 tiểu đoàn Biệt động còn lại tiếp tục hành quân giải tỏa áp lực Cộng quân ở vòng đai ngoại vi đèo Chư Pao.
                             (Trung đoàn 95 ta vẫn giữ vững trận địa)
          * Chiến binh Biệt động quân nói về trận Chu Pao:
          Cuối tháng 6/1972, một số phóng viên báo chí đã đến thăm các đơn vị Biệt động quân thuộc lực lượng đặc nhiệm. Khi được hỏi về về trận địa Chu Pao, đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2 chỉ một vết mẻ trên phiến đá lớn gần đó và nói:
          - Bom B 52 mà chỉ làm trầy xơ xịa hòn đá như vậy thì mong gì dùng bom trục địch quân ra khỏi hầm được.
          Tại ban chỉ huy tiểu đoàn 71 BĐQ, thiếu tá Đồng Văn Khoa, tiểu đoàn trưởng đã nhắc lại những hình ảnh hãi hùng của những trận cận chiến:  Tử thần hẹn gặp chúng tôi ở khắp bốn phía .
(địch vẫn không chiếm lại được các đồi Chư Thoi, Chư pao)
          Sau tháng 6/1972, địch liên tục điều động nhiều Liên đoàn, tiểu đoàn Biệt động quân trong đó có Liên đoàn 2, Liên đoàn 4 (mỗi liên đoàn có 3 tiểu đoàn), tiểu đoàn 11, tiểu đoàn 85 Biệt động quân, các Trung đoàn 45, 53 sư 23, 4 tiểu đoàn địa phương quân thay phiên nhau phản kích trên toàn tuyến do Trung đoàn 95 của ta đảm trách.
          Làm thế nào Trung đoàn 95 chúng ta đứng vững và phát triển không ngừng.
          Địch rất mạnh về phương tiện cơ động, xe tăng - bom - đạn, kể cả bom CBU-55, có sự cố vấn chỉ huy trực tiếp của các cố vấn Mỹ;
          Ta mạnh lòng yêu nước, nên quả cảm - linh hoạt - sáng tạo về chiến thuật và từng tình huấn cụ thể mỗi chiến sỉ đều biết tự quyết định phù hợp trong mỗi trận đánh, tuy nhiên ta cũng đã phải hy sinh hàng chục chiến sỉ trong suốt thời gian từ tháng 4/1972 đến 7/1973 (theo tôi nhớ khoảng trên – dưới 50 người).
          Sau từng trận, từng trận đánh diễn ra khốc liệt, bi thương, xác địch ngỗn ngang, có lẽ vì vậy và cũng không biết từ đâu trong số tàn quân ngụy đã lưu truyền hai câu thơ:
                             Chư Pao ai oán hờn trong gió
                             Một tấc khăn tang, một tấc đường
          Cũng có người nói:
                             Chư Pao ân oán hồn theo gió
                             Mỗi tấc rừng hoang, mảnh khăn tang
          Cán bộ - chiến sỉ trung đoàn 95 ai cũng vô cùng đau lòng, song nếu không tiêu diệt như vậy thì ta phải hy sinh và Tổ quốc biết đến khi nào có được Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, nhân dân ta biết đến khi nào thoát ra khỏi cuộc đời làm nô lệ cho ngoại ban, như đã từng bị làm nô lệ cho Tàu, cho Pháp, cho Nhật trước đây.
          Một Trung đoàn, một chiến dịch khoảng 440 ngày chiến đấu hàng trăm trận, tiêu diêt hàng ngàn tên địch đủ các binh chủng: Biệt động quân, Thiết giáp, Cộng hòa, Địa phương quân, một số cố vấn Mỹ, bắn rơi hàng chục máy bay phản lực, C - 130, trực thăng.
          Đồi Chư pao, nơi ấy nên có tượng đài chiến thắng vững bền, vinh danh chiến công Anh hùng của Cán bộ, chiến sỉ Trung đoàn 95 cho các thế hệ nay – mai noi theo, đây cũng là điểm du lịch - thăm quan lý tưởng trong vùng, nếu ai đã có được một lần lên đấy, khó có thể không mãi mãi cứ lên, khi có con đường nhựa ngang tầm với chính nó.
         
LẼ SỐNG
                                           4/1992

Mặc quanh ta sóng gió
Dù đâu đó chiều tà
Bình minh đang dậy đỏ
Hồn ta vẫn đầy hoa
Tim ta sẽ không già
Mác-Lê Nin bài ca bất diệt
%

TRỌN NIỀM TIN    

               Nhân 60 năm ngày TB-Liệt sỷ.
                                                                                                   Lê Tùng Lâm, 27/7/2007.

                                                         Chưa nhiều nhưng đã đổi thay
Kon Tum yêu dấu ngày ngày vươn lên
Ồ kìa sóng vỗ,  thác gềnh
Điện cho tổ quốc xây nên lâu đài
 
Việt nam đất nước anh hùng
Máu đào chiến sỷ vun trồng nay mai
Hỡi người hãy sống thẳng ngay
Sống cho đất nước muôn đời vẫn xuân

Pô kô gọi Đắk  psi tiếp sức
Sông Đắk  Bla tô thắm trời xanh
Thề cùng Đảng, Bác anh minh
Ta luôn trọn một niềm tin vào người
%