Thứ Hai, 7 tháng 6, 2010

Phần 7

Chiến dịch Hồ Chí Minh
 đánh chiếm Thành phố Sài gòn _Gia định
 (Nhật ký chiến tranh trang.....)

Chỉ sau 3 ngày đêm chiến đấu liên tục, trung đoàn 66 và sư đoàn 10 chúng tôi đã loại khỏi vòng chiến đấu lữ dù 3 � Lực lượng tinh nhuệ dự bị của địch trên con đèo MaÐrắc.Tiêu diệt và bắt sống 1 chi đoàn xe thiết giáp, thu 22 khẩu pháo 105 ly và155 ly, 84 xe quân sự cùng toàn bộ vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự của lữ đoàn này.
Lữ dù 3 bị tiêu diệt, lá chắn phía tây Ninh Hoà bị san phẳng, con đường xuống đồng bằng ven biển đã mở. Thừa thắng sốc tới, trung đoàn 24 lập tức đánh chiếm trung tâm huấn luyện Lam Sơn. tiểu đoàn 3 của trung đoàn 28 kết hợp cùng tiểu đoàn 6 trung đoàn 24 giải phóng căn cứ� Dục Mỹ và tiến về thị xã Ninh Hoà.
Cả sư đoàn 10 bừng bừng khí thế theo đường 21 tiến về đồng bằng. Chúng tôi lên xe khi chiều tà gần tắt nắng, dừng lại ghé thăm Hoan, thấy chỉ còn những hố đất trống trơ, người ta bảo: Trung đoàn lệnh chuyển liệt sỹ của ta vào cái bản cháy kia kìa! Ðể gần đường quá sợ bom đánh bay đi mất!
Vĩnh biệt Hoan tôi lên xe chạy thẳng về phương đông, tương lai và niềm hy vọng khi dáng núi thưa dần. Ơi đèo Phượng Hoàng, gửi lại mày cả một niềm kiêu hãnh và đau sót: Những thằng bạn vĩnh viễn ở lại để bánh xe chúng tôi lăn nhanh về phía trước, nơi đó kẻ thù hung hãn vẫn hùng hổ, điên cuồng hòng ngăn chặn những đoàn quân ra trận.
Qua quãng đường vòng, thấp thoáng đã thấy biển trước mặt. Chao ôi, biển, biển của tôi, một cảm giác mãnh liệt đưa dần tôi vào niềm mơ mộng. Quả thực chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ đặt chân đến vùng biển Nha Trang đẹp như thế kia. Chợt nhớ đến một trận đánh trên đất Kon Tum, tôi còn giữ lại một tấm hình của người con gái trên đất Cam Ranh gửỉ cho anh trai mình là lính chiến nay đã chết trận. Tấm hình đó nắn nót dòng chữ của nữ sinh trường sư phạm Cam Ranh viết như thế này: �Em gởi cho anh tấm hình để làm kỹ niệm, vì lạnh quá mà cố gắng cười lên, nụ cười trở nên méo mó! Anh hai nhận nụ cười méo này vậy!� Hồi đó nghĩ đến Cam Ranh, tôi muốn giữ tấm hình mong ngày gửi lại cho người con gái đáng thương kia nhưng thấy nó xa vời và viển vông quá chừng. Cho đến bây giờ, không biết chủ nhân của nó khi đọc lại những dòng chữ này, có còn nhớ xuất sứ của tấm hình đó nữa hay không!
Qua Ninh Hoà, thị xã nằm ngay trên ngã ba ra đường số 1. Những căn nhà tầng cao vút với dàn hoa giấy leo bên hiên đỏ rực. Cờ sao vàng nửa xanh nửa đỏ treo rợp đường phố. Dáng chiều đang buông, phố xá yên bình với dòng người ngược xuôi chen chúc trên các ngã tư làm cho người ta tưởng rằng: Chiến tranh đã không còn nữa.
Qua đồng bằng miền trung, những xóm thôn bình dị với hàng cau như những bàn tay vẫy trong bầu trời cao lồng lộng. Chợt nhớ về quê mẹ, cũng cánh đồng lúa vàng trổ bông lốm đốm như thế kia, cũng cánh cò chiều bay về bảng lảng�
Ngã ba đường 1 đi Nha Trang � Ra đến đây mới thấy khí thế đang lên toàn mặt trận. Những chiếc xe thiết giáp hiên ngang nghiến xích trên mặt đường, những đoàn xe kéo pháo, những chiếc xe bắc cầu, xe tải, xe chuyển quân nối đuôi nhau chạy về phía nam. Dân đứng chật hai bên đường vẫy tay chào đoàn quân ra trận, chúng tôi thấy mên mang một niềm vui khó tả.
Dừng lại ở một thị trấn nhỏ ven biển thuộc quận lỵ Cam Ranh. Từ đây, Nha Trang đã ở về phía bắc khuất sau dãy núi màu xanh nhạt ( Sau này tôi mới biết đó là đèo Rù Rì )
Tiểu đoàn đóng quân bên phải đường 1 trên một dông đồi thoai thoải toàn đất pha cát. Ðại đội tôi nằm cạnh con suối nhỏ, bên kia là cánh đồng hẹp lúa đang đỏ đuôi. Nương đồi ở đây đã đượm màu của cát, lưa thưa sót lại vài cây rừng đơn côi với vạt sắn ngả trên nương cằn cỗi. Khí hậu đầy nắng và gió biển, dừng lại ở đây có vài ngày mà thấy ai cũng đen như sâm.
�Ngày 13 tháng 4. Anh nuôi lên tiểu đoàn nhận về một khiêng cá biển. Tối hôm ấy Chuốt cùng Vui sữa( Anh ta quê ở Vĩnh Tường-Vĩnh Phú-Khi đến đây trong ba lô ai cũng có nhiều sữa, người ta thách anh ta uống một lúc hết hai hộp và thế là đau bụng quằn quại phải đi cấp cứu)� đến cạnh võng tôi nằm:
-Anh xem thế nào, đêm hôm qua chúng em đi gác, ăn cơm ở bếp anh nuôi về thấy nó nhức đầu và sốt suốt đêm!
Tôi sờ trán và cấp� thuốc giảm sốt cho họ, hẹn ăn cơm xong lên kiểm tra và cặp nhiệt độ lại.
Buổi sáng Ninh lấy cơm về, chúng tôi ngồi quanh mâm cá biển, thấy nó rất ngon vì lạ miệng, anh nuôi lại ưu tiên cho đại đội bộ hơi bị nhiều.Thấy còn thừa một khúc cá to, anh Ðiệp phó chính trị viên đại đội bảo Ninh y tá:
-         Của cố, của được, công lao đi lấy cơm, ăn cho hết đi!
Tôi vừa đứng dậy đã thấy choáng váng, mặt mày xay xẩm. Tôi bảo: Có khi ăn phải cá say rồi! Tôi vội vàng ra nương sắn nôn cho bằng hết. Ninh móc họng cũng không nôn ra được, bụng căng cứng, lăn ngược lăn suôi, tôi chạy sang hầm bên cạnh, tất cả cùng triệu trứng như vậy vội vàng báo các B cho bộ đội uống nước đường giải độc và điện cho quân y tiểu đoàn biết. Vậy Chuốt và Vui đi gác đêm hôm qua về đã bị say cá mà không biết, hình như cả trung đoàn ăn phải cá say, một kỷ niệm đáng nhớ!
Dừng lại ở cái thị trấn nhỏ này, ngoài tinh thần chuẩn bị chiến đấu, khi có lệnh là lên đường ngay, chúng tôi còn phải kiêm thêm công tác dân vận.
Lệnh của tiểu đoàn giới nghiêm khu vực đóng quân, chỉ có cán bộ đại đội và các đồng chí có trách nhiệm mới được ra tiếp xúc với dân ngoài thị trấn.
Khu vực này dân tứ sứ chạy di tản và mắc kẹt ở đây: Từ Quảng Trị, Huế,Tam Kỳ Quảng Nam cho đến Ðà Nẵng�Hàng chiều, bóng áo trắng của nữ sinh, áo quần loè loẹt của các con chiên đến nhà thờ cầu chúa.
Thấy bộ đội giải phóng, đàn ông, đàn bà, sinh viên rồi con gái bu lại. Hàng trăm cặp mắt đổ dồn về phía chúng tôi, vừa âu yếm, vừa hoài nghi. Họ hỏi chúng tôi về quan điểm cách mạng đối với những người và gia đình họ tham gia nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn, về lời tuyên truyền của bọn tâm lý chiến: Việt cộng xẽ có cuộc trả thù đẫm máu�
Họ bảo nhau:
-         Trời đất ơi! bộ đội giải phóng trẻ măng và hiền khô không à! Chú nào cũng mập dữ há! Thế mà tụi nó bảo: Bảy thằng Việt cộng leo lên cành đu đủ không gãy�
� Các cô gái bẽn lẽn hỏi:
-         Anh giải phóng ơi! Chúng em có bị bẻ răng và rút móng tay hông? Tụi bạn em có đứa sơn móng tay vội vàng tẩy và cắt ráo chọi à!
Người nào thực tế hơn thì họ hỏi về chủ trương của Cách mạng có tạo điều kiện cho họ trở về quê cũ hay không? Nhà cửa, của cải họ bỏ lại và vội vàng chạy đi di tản, hiện nay không có gì để ăn vậy thì xin trợ cấp ở đâu�
Chúng tôi động viên họ tìm mọi cách quay trở về quê cũ. Cách mạng có bắt đồng bào đi di tản đâu! Hai nữa nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề, không thể đưa dân hồi hương được. Những khó khăn trước mắt, bà con gặp Uỷ ban quân quản khu vực tìm cách giải quyết!
Hôm ấy, tôi và anh Ðiệp đi vào khu chợ, người ta thấy bộ đội giải phóng đến vội vàng che che, đạy đạy. Tôi hỏi cô gái bán tạp hoá:
Có cái gì mà phải cất vội vàng thế, cô bé!
Sau phút lúng túng đỏ au đôi má, cô ta cho chúng tôi xem cuốn Album nhấp nháy một cô gái nửa kín nửa hở. Thấy tôi cười, cô ta bảo:
-Chú giải phóng mua đi!
-         Bộ đội hổng có tiền!
-         Vậy thì xin biếu mổi chú một cuốn làm kỷ niệm nha!
Chúng tôi xin cảm ơn và ra khỏi khu chợ trước ánh mắt ngạc nhiên của bao nhiêu người nhìn theo.
Một hôm, chính trị viên tiểu đoàn cho gọi tôi lên, trong căn hầm của ông đã có: Hình (Trinh sát) Chắt ( Thông tin ) và tôi, ba cây công chính của đội bóng chuyền tiểu đoàn. Ông bảo:
-Dân ở đây họ đem cột bóng cắm trước tiểu đoàn bộ nghe có vẻ khiêu khích, chiều nay cho phép các anh ra thi đấu với họ, làm sao đánh là phải thắng để cho người dân thấy rằng: Bộ đội cách mạng ngoài đánh giặc giỏi giang, phong trào văn hoá, thể thao đều giỏi cả!
Chúng tôi hăm hở ra sân.
Sờ tay lên mặt lưới thấy thấp hơn bình thường rất nhiều, tôi nghĩ bụng: Lưới thấp như thế này thì chúng mày chết với ông rồi. Khi vào trận, cứ chuẩn bị chạy, cát dưới chân lún xuống làm mất đà và lại đánh hụt. Cuối cùng, chúng tôi thua liểng xiểng.
Chiều rút kinh nghiệm, tiểu đoàn vẫn cay cú, cần phải tăng cường thêm cầu thủ nào cho điều ngay lên. Vẫn như hôm trước, dân ở đây họ đã quen với đất đai, thổ nhưỡng nên chúng tôi dù rất cố gắng nhưng vẫn thua. Ông chính trị viên gầm lên:
-Không đánh thắng thì từ nay, tôi cấm các anh bén mảng ra đấy nữa!
�Thế là hàng chiều nhìn ra sân bóng mà bực mình.
Ðêm 17 tháng 4, chúng tôi chuẩn bị ba lô, súng đạn chờ xe đến đón hành quân vào hướng Phan Rang, Phan Thiết. Ninh cùng Chuốt và mấy chiến sỹ khiêng hàng ra bến xe trước. Tôi can thì Ninh bảo: Ðàng nào mà chẳng ra ngoài đó! Ra đấy ngắm bà con thị trấn cho khuây khoả!
Tôi và anh Ðiệp trải tấm ni lông cạnh hầm tranh thủ ngủ lấy sức. Khoảng quá nửa đêm, tôi nghe tiếng máy bay và tiến bom rít ngay trên đầu. Một loạt tiếng nổ rung chuyển cả khu vực, tiếng người kêu khóc, tiếng bước chân người chạy dần dần vào trong khu đồi. Bom đánh ngoài bến xe rồi! Tôi cầm túi cứu thương cùng anh Ðiệp lao ra bến xe.
Bộ đội đang chạy quay lại vị trí trú quân. Tôi hỏi thì họ bảo: Ninh bị thương, Thằng Chuốt không thấy đâu cả! Mấy bố lái xe chủ quan bật đèn sáng quắc chạy vào bến nên mới bị lộ đấy chứ!
Tôi và anh Ðiệp ra bến xe, Hơi bom còn khét lẹt, mấy căn nhà siêu vẹo, cây cối ven đường bị phạt đổ ngổn ngang. Mẹ kiếp! Dân di tản về đây đông như thế này mà lũ nguỵ liều mạng ném bom! Tiếng trẻ con, người lớn chí choé gọi nhau chạy chốn vào đồi.
Không còn chiếc xe nào cả, anh Ðiệp gọi Chuốt, không ai trả lời. Thấy có tấm ni lông lù lù ven đường, tôi lật lên: Ôi Chuốt! Thằng Chuốt chết rồi!
Mảnh bom xuyên qua bụng Chuốt đút lọt ba ngón tay, Chuốt nằm đó, mắt vẫn mở như có điều gì oan khuất. Những ngày ác liệt chống lấn chiếm năm 1973, Chuốt xin ở lại lập công chuộc tội. Và hôm nay, khi chiến thắng đã gần kề�
Chúng tôi đưa chuốt về an táng ngay dưới gốc cây cạnh hầm đại đội bộ. Sợ cát trôi không tìm lại được, chúng tôi lấy tấm tôn đục lỗ ghi tên người con của quê hương Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Xin được mặc niệm, vĩnh biệt Chuốt rồi lên xe chạy về phía nam.
Sáng ra, biển lặng lẽ với những đám mây mù. Xe chạy quanh một khu rừng dừa chĩu quả, tránh chiếc cầu xập với những hố bom toang hoác trong rừng dừa. Từng chùm quả lăn lóc với những thân dừa bị bom phạt tướp ra, úa vàng.
Qua một xóm� nằm ven đường thấp thoáng ngôi nhà nhỏ. Có lẽ dân ở đây đã chạy hết, chỉ thấy bóng mấy cô tự vệ, cổ khoắc khăn rằn cầm súng đi� trong rừng dừa. Một vài anh lính áo xanh mắc võng đung đưa có vẻ phớt đời. Gớm! Thanh bình quá nhỉ!
Tôi nhìn sang hai bên đường, biển đã bị dãy núi phía đông che khuất, con đường như sợi chỉ xuyên qua hai bên núi như thế này.
Qua một chiếc cầu bị đánh gục, hàng trăm chiếc xe đủ loại chổng vó tại đây. Chiếc đổ nghiêng trên bờ, cái thì chìm sâu dưới nước. Xe leo qua chiếc gầm công binh mới bắc, chúng tôi càng thấy rõ thất bại ủ ê của nguỵ quân Sài Gòn, giờ tận số của chúng đang điểm.
Chúng tôi dừng lại ven đường, nắng bắt đầu nhuộm vàng những cánh đồng mía, sương tan dần trên đỉnh núi phía xa.
Có một đoàn tù binh nguỵ bị dẫn đi ngược chiều chúng tôi, toàn quân dù với áo quần loang lổ. Lại lính dù, cái sương sống của Nguyễn Văn Thiệu đang bị bẻ gãy.
Bỏ quốc lộ 1 chúng tôi rẽ sang trục lộ 450 sau đó theo đường 20 về Ðơn Dương, Bảo Lộc. Con đường đất sóc nẩy người, những đơn vị hành quân đi trước bị máy bay đánh bom ác liệt.� Xung quanh đường, những hố bom sâu hoắm, những vạt rừng bị bom phạt trụi. Có chiếc xe gát chở quân trúng bom bị hất ngiêng bên đường, nhiều bộ quần áo bộ đội bỏ lại bê bết máu, có chiếc ba lô rách bươm mắc tòng teng trên bụi le. Xe chúng tôi luôn tránh những hố bom đánh trúng mặt đường còn in vết xích xe kéo pháo. Nghe đâu thằng địch cố tìm và ngăn chặn sư đoàn 10 chúng tôi hành quân.
Buổi trưa, dừng quân ở một rừng cây thưa ven đường, anh nuôi tìm nước nấu cơm, chúng tôi giải ni lông xuống sườn đồi ngủ lấy sức. Qua trưa nhận lệnh quay lại, không hiểu ý đồ tác chiến của chỉ huy chiến dịch như thế nào.
Tối hôm ấy lại quay về đúng vị trí đóng quân hôm trước. Ði ngang qua nghĩa trang, có 8 ngôi mộ mới tinh, chắc những người dân vô tội, sấu số đêm hôm qua đây. Tôi thở dài não nùng: Chiến tranh mà!
Buổi chiều, từ biệt Chuốt ở lại với gió biển, chúng tôi lên xe trở về Ban Mê Thuột. Xe chạy trên con đường mịn mà, gió căng mũ và vờn trên hàng mi đến chảy nước mắt. Xe quân sự chen nhau ngược xuôi đầy đường số 1, những binh đoàn đang hăm hở ra trận tại sao chúng tôi phải quay về Tây Nguyên?
Qua thị xã Ninh Hoà với những ngôi nhà sang trọng, rẽ về đường 21 đi cao nguyên. Thấy có một người cầm mũ đứng giữa đường chặn xe tôi lại:
-         Này! Xe C7 phải không?
Tôi nhảy xuống đường, một toán người vừa dân, vừa lính đứng túm tụm ven đường. Hoá ra chiếc xe chở ban chính trị trung đoàn 66 đi đến đây thì bị lật, toàn bộ số người đi trên xe đều bị thương.
Chúng tôi lục tục xuống đường nhường xe chở thương binh về bệnh viện. Họ cần một quân y đi theo hộ tống, ừ thì đi, thử về Nha Trang xem sao!
Tôi đi theo xe với 6 thương binh băng đầy mặt, họ nằm thêm thiếp, lắc lư theo bánh xe lăn.
Xe lượn vòng vượt đèo Rù Rì. Ðứng trên đỉnh đèo, toàn cảnh thành phố Nha Trang hiện ra trước mắt. Nắng chiều phớt nhẹ trên những dãy nhà cao tầng, phía xa kia là biển xanh như vô tận. Dưới chân đèo là chiếc cầu Bóng bắc qua eo biển với những chiếc tàu và ca nô đủ màu sắc. Những cánh chim hải âu trắng ngần chao liệng trên những hòn đảo chơi vơi trên đại dương mà thấy thanh bình làm sao.
Thành phố Nha Trang người xe đông đặc như nêm, đến ngã sáu, không biết bệnh viện đi hướng nào. Khi nghe tin bộ đội bị thương, có một người dân leo lên xe áp tải vào bệnh viện thành phố.
Ðó là một bệnh viện rất sạch và đẹp, những chiếc giường bằng sắt không ghỉ trải đệm trắng muốt, những hành lang rộng rãi phẳng lỳ với những chậu hoa cây cảnh, xinh sắn và đẹp hơn công viên. Những nhân viên y tế mặc áo quần trắng muốt mẫn cán trong công việc chữa chạy cho thương binh. Các cô gái ở đây thấy ai cũng phúc hậu, xinh sắn và đầy khuyến rũ. Giá như mình cũng bị thương nhưng thật nhẹ để được ở lại đây nhỉ. Bất giác tôi nghĩ dở hơi như vậy.
Chia tay những thương binh còn tỉnh, cảm ơn sự quan tâm của y bác sỹ bệnh viện. Chúng tôi quay ra đã thấy người ta cáng anh Quyết - Chủ nhiệm chính trị vào nhà xác. Ðau đớn quá, sáu người hy sinh một, bất kỳ việc gì, chủ quan khinh địch thì đều nhận lấy thất bại đáng tiếc.
Ðêm buông cho Khánh Hoà một vẻ bình dị, biển đã bắt đầu khuất dần theo bánh xe lăn, những dãy núi đen xẫm đang lùi lại gần.� Vài ánh đèn pha xe chạy ngược chiều quét đi, quét lại, chúng tôi� rúc vào nhau ngủ.
Ðến Ban Mê Thuột từ lúc nào, chúng tôi xuống xe chui vào trong rừng cà phê mắc võng. Sáng hôm sau lại lên đường.
Qua Quảng Ðức với núi rừng trùng điệp, con đường nhựa nham nhở sóc nảy người. Ðến Ðức Lập, trận đánh hôm qua vẫn còn chưa khô máu, xe chui vào màn đêm mông lung.
Dừng lại ở một rừng cao su già cỗi, tôi cũng không biết đây thuộc tỉnh nào nữa, mắc võng vào gốc cao su ngủ mê mệt. Ðêm trở gió và cơn mưa đầu mùa bất chợt đổ xuống, chúng tôi lục tục bò dậy mắc tăng thì nghe đánh dầm một cái. cây cao su đổ xuống đập vào ngang lưng anh Ðiệp, chỉ thấy Ðiệp hự lên, quằn quại dưới đất. Thế là lại khênh cáng, xe pháo đưa nhau đi bệnh viện.
Xe cứ chạy qua ngày rồi sang đêm, con đường như những ô cờ xuyên qua vạt rừng cà phê và cao su bằng phẳng. Qua một điểm chốt mới bị nhổ vẫn còn chênh vênh một chiếc tháp canh. Khu vực này từ lâu đã là vùng giải phóng, nghe đâu thuộc huyện Dầu Tiếng � Tây Ninh thì phải.
Chiều ngày 23 tháng 4 đóng quân trong một khu rừng ven suối, nắng gay gắt, không có một luồng gió nào thổi về, có lẽ trời đang chuyển mưa rồi. Mắc võng tòng teng trong rừng nghe tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, chúng tôi ồn cả một góc rừng làm cho mấy ông cán bộ phát hoảng. Thiệu nào thì đến nước này rồi cũng phải cuốn gói, chúng tôi thấy chiến thắng như đã gần kề.
Ðêm 28 tháng 4, bắt đầu phải đi bộ vì xe không vào được nữa, gần địch lắm rồi. Bỏ con đường lớn àm ì xe kéo pháo, chúng tôi lần ra bờ sông.
Quãng này sông Sài Gòn không rộng lắm, nước chảy êm đềm in ánh trăng lung linh. Ra quân mùa trăng thật đẹp, chiếc cầu phao nhún nhẩy dưới chân, tiếng khua nước, mấy ông lính công binh hỏi thăm đồng hương, đồng khói. Tôi chậm chạp nhìn gợn sóng lăn tăn, trông về phía đông tìm ánh đèn thành phố. Sài Gòn của tôi sao mà xa thế, tất cả vẫn chìm trong ánh trăng mông lung.
Dừng lại bên cánh đồng hoang dã của đất Củ Chi, đất đồng khô cứng bao nhiêu năm không người cày cấy. Củ Chi đất thép, một vốc đất trộn lẫn bao nhiêu mảnh gang của bom đạn Mỹ mà có thật không ngoa.
Một đêm hành quân với bao nhiêu đường đất, tang tảng sáng dạt vào một bản nhỏ bỏ hoang ăn lương khô với nước lã, mẹ cái sứ này khan nước quá!
Những bước chân mệt mỏi lê trên cát, con đường bị bịt cứng với một� bảng chữ đề rõ ràng: Ðường này có địch, không đi! Phía ấy khẩu cối đang quăng đạn ra xung quanh, gần lắm, chỉ khoảng hơn một cây số thôi.
Qúa trưa, chúng tôi tập kết trong một khu rừng lúp xúp, cây cao không quá đầu người. Tôi dọn một bãi đất trong bụi cây che tăng, vì ở đây đã lác đác có những trận mưa rào.
Trong khi các mũi tiến công của sư đoàn 10 � Quân đoàn 3 từ hướng tây bắc đánh xuống, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng ồ ạt.
Ơ hướng đông Sài Gòn, Quân đoàn 2 đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu quân sự Long Thành, vượt đường 15, bao vây quận lỵ Long Tân. Sư đoàn 3 quân khu 5 đánh chiếm chi khu Ðức Thạnh, tiến về giải phóng Bà Rịa Long Khánh. Quân đoàn 4 tiến công căn cứ Trảng Bom, uy hiếp Hố Nai � Biên Hoà. Hướng tây -� nam, chủ lực quân khu 8 cắt đường 4, chia cắt bao vây các sư đoàn số 7 �9 � 22 quân nguỵ vùng Tây � Nam bộ. Ðoàn 232 đánh chiếm đầu cầu An Ninh, Lộc Giang. Hướng bắc, quân đoàn 1 tiêu diệt địch trên lộ 13, tiến công Thủ Dầu Một. Quân đoàn 3 từ hướng tây � bắc đánh cắt đường 22 và đường 1, đánh chiếm Trảng Bàng, Ðồng Dù, phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài, tạo bàn đạp cho các đơn vị luồn sâu đánh chiếm nội đô Sài Gòn.*( Lịch sử sư đoàn 10 � Ðại tá Lê Hải Triều - NXB Quân đội ND)
Cho đến giờ phút này, nguỵ quyền Sài Gòn đã như cá nằm trên thớt, chờ ngày tận số.
Sáng ngày 30 tháng 04 - Các đơn vị bạn đang tiến công sư đoàn 25 nguỵ trong căn cứ Ðồng Dù. Tiếng liên thanh từng chập lại rộ lên, tiếng đại bác, tiếng bom xen lẫn vào nhau. Phía đông, khói đen cuộn cuộn bốc lên, mấy quả pháo vượt tầm nổ ùng oàng vào bãi lầy trước mặt. Bên phải, những chiếc xe� tăng, xe K63 kéo pháo phủ đầy lá nguỵ trang vẫn ùn ùn từ trong rừng chui ra đi về phía súng nổ. Trung đoàn 66 chúng tôi hôm nay là lực lượng tổng dự bị đánh thẳng vào trung tâm đầu não của địch: Nội ô thành phố Sài Gòn!
Tiếng súng vẫn không ngớt vọng về ngày một xa. Phía đông, hàng đàn máy bay địch thay nhau bổ nhào trong cơn tuyệt vọng. Tiếng bom thỉnh thoảng lại giật phập phồng trên mái tăng, phía ấy chắc là ác liệt lắm.
Các đơn vị bạn đang mở thông đường, chúng tôi� chuẩn bị hành tiến bằng xe tăng và xe thiết giáp. Cuộc tiến vào nội ô Sài Gòn chắc là ác liệt lắm. Người dân thành phố đón chúng tôi như thế nào đây, trận đánh cuối cùng này mình còn hay mất? Bất giác tôi chợt nghĩ đến mẹ và gia đình. Bố hy sinh khi mình chưa đầy một tuổi bỏ lại người vợ với đàn con nhỏ dại. Chiến tranh tàn khốc lắm, nước mắt của mẹ bao nhiêu lần chảy nữa khi đứa con út� của mẹ không quay trở lại. Nhưng dù sao chúng tôi đã áp sát sào huyệt của địch, nếu có hy sinh chăng nữa thì cũng gục ngã trên đường phố Sài Gòn hoặc trên cánh tay của các cô gái biệt động thành mà tôi chưa bao giờ gặp mặt.
Gần trưa, mấy chiếc máy� bay A37 nhào lộn hướng Sài Gòn, khói đen cuồn cuộn cùng với tiếng dền như bom toạ độ. Sau này tôi mới biết không quân của ta dùng máy bay địch xuất kích đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Thế thì không còn chỗ nào cho chúng mày dung thân nữa rồi, tôi thấy nóng ruột quá, bao giờ cho xe vào đón chúng tôi đây!
ánh nắng thu dần bóng lá nguỵ trang thêm tròn, nóng cả dép, tôi đi tới bụi cây có mấy chiến sỹ đang đun nước bằng thùng lương khô bỗng tiếng súng từng chập rộ lên, phía trước, phía sau, đạn bay chiu chíu. Có khi tàn binh địch từ Ðồng Dù chạy ra rồi, đại đội điều quân bám về các hướng, bóng người lom khom bên những bụi mua trổ hoa tím ngăn ngắt. Có một người dân đi ngang qua, ông ta bảo: Hổng có biết! Thấy trong cơ quan tỉnh đội cũng bắn lần dần à!
Hơn 12 giờ trưa, đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đưa tin: Thành phố Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng vào 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 04 năm 1975.
Chúng tôi nhảy lên ôm chầm lấy nhau, hạnh phúc quá, sốn sang quá. Ba mươi năm tranh đấu và tôi tròn 5 năm tuổi quân để có được ngày hôm nay. Biết bao nhiêu thế hệ nối tiếp nhau, biết bao nhiêu đồng chí của mình máu đổ, xương rơi để đổi lấy ngày toàn thắng, nam bắc một nhà, giang sơn thu về một mối.� Có lẽ giờ này nhân dân miền bắc đang tràn ra đường tung cờ hoa đón mừng chiến thắng. Thế rồi bạn bè của tôi, ai còn ai mất. Làng quê yên bình bắt đầu ngóng tin chồng con ngoài mặt trận và rồi ai xẽ trở về. Những giọt nước mắt lăn tròn trên má chúng tôi không buồn lau mà cứ ôm nhau nhảy múa, bao giờ cho xe đưa chúng tôi vào tiếp quản thành phố Sài Gòn đây.
Xế chiều, có hai chiếc xe vào đón đội phẫu tiền phương đi trước, chúng tôi nóng hết cả ruột gan, mong xe hơn mong mẹ về chợ. Gần tối, xe đến, chúng tôi trương cờ đỏ sao vàng, cờ giải phóng, có xe hai ba cờ xếp hàng chạy ra đường. Qua một vạt ruộng khô nứt nẻ sóc nảy người, xe leo lên con đường nhựa với những xóm làng trù phú, dân cư đông đúc. Qua một thị trấn đầy cờ nữa là vùng đồng bằng mênh mông trải rộng đến vút tầm mắt. Cái cảm giác� mên man của gió vờn trên hàng mi để cho tôi một niềm vui khó tả. Khi dáng chiều đang buông, làng quê yên bình với những vườn xoài trĩu quả chạy đến rồi lùi dần về phía sau. Bên trong những ngôi nhà với màu xanh cây trái kia, những con người ở đó họ có vui không? Những bàn tay trẻ nhỏ vẫy chúng tôi trong màu cờ đỏ rực sao mà xúc động và thân thương đến thế.
Những toán quân nguỵ tơi tả bị dẫn ngược chiều, toán thì cởi trần, có lũ vẫn còn nguyên những bộ quân phục loang lổ. Hàng trăm tù binh mà cũng chỉ thấy mấy cô tự vệ áp tải, có toán tự giác cầm cờ giải phóng trật tự đi ngược chiều, thấy xe chở bộ đội còn toét miệng cười, giơ tay vẫy vẫy.
Có đoạn đường ngập đầy dầy cao cổ của Mỹ nhìn xa không khác một đàn vịt thả rông trên mặt lộ. Lại gặp một đoàn tù binh lúc nhúc, mấy cô du kích tay cầm AK, cổ quàng khăn rằn với cặp mắt sáng long lanh trong áng chiều đỏ rực.
Bóng tối đổ ụp khi chúng tôi đến ngoại ô thành phố, tôi cũng không rõ đây là phố
�gì chỉ thấy những tiệm buôn và nhà lầu san sát. xe dừng lại lấy săng, tôi nhảy xuống mặt đường. Thành phố đã lên đèn.
Trước mặt tôi là thành phố Sài Gòn theo đường Lê Văn Duyệt. Màn đêm như bị xé ra bởi những loạt pháo hiệu đủ màu bắn lên. Những vệt xanh đỏ phóng lên trời rồi xoè ra như năm ngó tay chụp xuống thành phố, có khi hàng chục quả pháo cùng bắn lên một lúc, tôi thấy trong lòng rạo rực.
Thành phố Sài Gòn với những ngôi nhà cao ngất, những dàn hoa leo trên lan can cửa sổ với những bảng hiệu lạ lùng: Nhà buôn Thành Ðông, Bác sỹ Tấn Hưng�
Chạy đến một ngã tư thì dừng lại vì lạc đường, bên trái lửa vẫn cháy bập bùng, chắc mấy giờ trước ở đây đánh nhau ác liệt lắm. Có một chiếc xe lam của biệt động thành� chạy đến, các cô gái nội ô đem cơm và nước tiếp tế cho bộ đội với nụ cười tươi tắn trên môi.
-Này cô tự vệ thành ơi, cho anh xin một bi đông nước!
Cô gái nhanh nhẹn nhận lấy với nụ cười cởi mở. Tôi chợt nhớ tới hôm học xa bàn đánh vào thành phố: Thương binh đã có nhân dân lo, cơm nước thì tự vệ thành tiếp tế, ta chỉ có tiêu diệt địch để giải phóng Sài Gòn.
Chiếc xe lam như một con thuyền cặp vào các chiến hạm khác như tiếp thêm ý trí và niềm vui cho bộ đội. Quân dân như cá với nước, Ðảng của ta! Nhân dân của ta! Không có một thế lực nào chia cắt được. Tôi thấy một niềm kiêu hãnh dâng trào.
Xe chạy qua cổng sân bay Tân Sơn Nhất, có ba chiếc xe tăng T54 của ta nằm ngay trên cửa mở, lửa vẫn cháy đùng đùng trong tháp pháo. Không biết những đồng chí của tôi bao nhiêu người hy sinh ở đây! Họ vĩnh viễn ở lại và tồn vong cùng lịch sử. Ðất nước ta, nhân dân ta xẽ không bao giờ quyên công ơn của họ. Thời khắc hạnh phúc nhất của người lính là toàn thắng thế mà họ thì không bao giờ thấy được. Ðất nước thanh bình đã đổi biết bao nhiêu người con ưu tú như họ. Thế rồi lịch sử xẽ ghi nhận công lao của họ như thế nào đây!
Khoảng 8 giờ tối, xe đổ chúng tôi xuống : Bộ tổng tham mưu nguỵ. Cái mũi tên vạch trên xa bàn mà chúng tôi đã đến theo đúng hợp đồng binh chủng.
Buổi sáng ngày 01 tháng 5 năm 1975. Tôi dậy sớm nhìn qua lớp rào kẽm gai, một đại lộ người và xe chen nhau như mắc cửi, thành phố vẫn ồn ào náo nhiệt, chiến tranh cơ hồ như chưa từng xảy ra ở đây. Phía bên kia dãy phố, trên ban công của một căn nhà hai tầng, có hai cô gái nhỏ đang tranh nhau treo cờ giải phóng. Một hình ảnh vừa tự hào, vừa thơ mộng làm sao. Cho đến hôm nay, tôi vẫn không bao giờ quyên kỷ niệm mộng mơ mà tràn đầy hạnh phúc ấy.

 Lâm Thao Trung tuần Tháng 2 năm 2004


Hoàng Kim Hậu