Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

THẦY THUỐC CỦA NGƯỜI NGHÈO (Bài viết kỷ niệm ngày thành lập QĐND VN)


Người CCB, thầy thuốc của người nghèo

- Tôi đến phòng khám của anh vào một sáng trung tuần tháng 12/2011, tại quầy thuốc của anh, Km8 QL 21 đường  Buôn Ma Thuột đi Nha Trang. Với số bệnh nhân gần 20 người. già có, trẻ có. Bệnh nhân đang ngồi trật tự trên những bộ ghế kiên nhẫn chờ đợi đến lượt thăm khám, chuẩn trị. Có đôi chỗ bệnh nhân thầm thì trao đổi bệnh tật cho nhau nghe và ca ngợi về cách chuẩn, trị bệnh hiệu quả của thầy lang với thương hiệu: “Quách Lam Đường” đặc biệt là tấm lòng của lương y  thầy thuốc Quách Lam với người nghèo. 
Mãi gần 1 giờ đồng hồ mới đến lượt tôi. Sau gần 15 phút thăm khám, được biết tôi ngày xưa cũng ở chiến trường B3, “Lính gùi, quần đùi dép lốp, khăn mặt che đầu” thì tình cảm gữa bệnh nhân và thầy thuốc trở lên thân mật. Được biết anh đến với nghề thầy thuốc  một phần do gia truyền từ đời Ông nội anh, đến đời Bố anh. Trước khi anh đi Bộ đội năm 1970 anh đã phụ ông nội và bố anh  hái thuốc, sao tẩm thuốc vv... Vào chiến trường năm 1971  thuộc F305, rồi  F316 ở B3. Ở Kom Tum anh đã vận dụng kiến thức sẵn có của mình hái lá thuốc, chữa một số bệnh đơn giản cho anh em đồng đội. Những năm tháng trong chiến trường anh có lần bị thương. Hiện tại anh là thương binh hạng ¼.  Sau khi xuất ngũ về địa phương năm 1982 với quân hàm Thượng úy, Việc đầu tiên là lập gia đình, lo cuộc sống riêng trên quê hương Xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Do điều kiện quê hương khó có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế. Anh đưa gia đình vào Đắk lắk làm ăn năm 1984. Với tính cần cù, chịu khó, và bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong anh, anh mạnh dạn dồn hết tiền bạc mua gần 2 ha đất canh tác, mặc dù lúc đó nhà ở của gia đình anh chỉ là tranh tre tạm bợ. anh đầu tư cà phê, xen canh cây ngắn ngày, trồng thuốc nam để bốc thuốc chữa cho những bà con nghèo trên địa bàn khu dân cư nơi anh sinh sống. Thuốc của anh chỉ là những cỏ, cây, quanh vườn nhà nhưng lại rất có công hiệu đối với người bệnh. Tiền bạc anh không lấy, anh chỉ làm phúc, với cái tâm của người thầy thuốc Tiếng tăm thầy Lan Quách Lam cũng nổi lên từ đó. Nhưng nghiệt cái  về danh tính, không ai công nhận anh là thầy thuốc. mặc dù lúc đó gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn, được sự động viên của gia đình, đặc biệt là đồng đội của anh đã một thời sống cùng anh ở B3. anh tạm gác việc xây dựng kinh tế, anh thi vào đại học dược, khoa đông thành phố Hồ chí minh năm 1989. những ngày đầu nhập học với kiến thức văn hóa mai một, song trong anh có sự vượt khó, nghị lực của người lính trong anh đã giúp anh vượt qua tất cả. năm 2001 anh đã có tấm bằng Đại học dược.  bắt đầu từ đây anh chính thức mở phòng khám chữa bệnh đông y. Nơi anh mỡ phòng khám chuẩn trị chữa bệnh gần như ngày nào cũng rất nhiều khách đến khám, điều trị. Anh rất bận, anh vừa tiếp chuyện tôi, vừa nhanh tay bốc thuốc cho Bệnh nhân, và dặn dò bệnh nhân cách sắc thuốc, cách kiêng kỵ những thứ không được ăn trong thời gian điều trị. Tranh thủ lúc anh đang bắt mạch cho một bệnh nhân nam chừng  trên 70 tuổi. Tôi có nói chuyện với một bệnh nhân Nam chừng 28 – 29 tuổi được biết anh từ Ea Súp, giáp biên giới Căm Pu Chia, cách đây khoảng gần 200 km anh bị bệnh đau cột sống, anh cũng đi nhiều nơi chữa rồi nhưng không khỏi, anh mới được biết tin Thầy Quách Lam qua người quen giới thiệu, anh mới dùng thuốc của thầy 6 gói, uống độ  nửa tháng nay, bệnh thuyên giảm đến 70% bữa nay anh ra tái khám và xin thầy bốc thuốc thêm. Mà giá cả rẻ đến bất ngờ. Mới hết chưa đến 300.000đ mà bệnh sắp khỏi, Trước em mất đến  gần chục triệu rồi, hết Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tốn kém xe cộ, ăn ở mà bệnh không đâu vào đâu. Còn thuốc ở đây thầy chỉ bắt mạch, bốc thuốc, về nhà tự sắc, theo lời thầy bảo. Nhưng riêng thuốc của thầy phải nói là rất khó uống, khó uống hơn tất cả những thuốc khác em đã uống. Thì thuốc đắng là dã tật mà, tôi nói vui. Qua một số bệnh nhân được anh điều trị kể lại. Anh nhiều khi còn chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo, thậm chí nuôi họ luôn, vì họ quá nghèo. Đặc biệt những CCB có hoàn cảnh khó khăn, hầu như anh giúp không. Sau cuối buổi khám vãn khách, anh lại vui vẻ tiếp tôi trong tình cảm của những người Lính B3. Anh Nói  với tôi:
- Bệnh của Đồng đội, là do ngày xưa tuổi trẻ gùi nhiều quá, lưng, tay có vấn đề, cái đốt cổ số 7 nó chèn dây thần kinh, làm tê liệt tay là do chúng mình quen nằm võng, cái đầu gối cao. Nó quen rồi. âu cũng là bệnh nghề nghiệp của lính B3 đấy mà. Cả hai cùng nhau cười, tiếng cười lạc quan, của một thời cùng nhau “Tụt Tạt, Ca Coóng” và anh kiên quyết không nhận tiền thuốc của tôi khi biết tôi là người lính B3, cùng một thời sống chiến đấu cùng MTTN-B3-QĐ3
Cảm khích tấm lòng của anh một thương binh, biết vươn lên chính mình để làm việc thiện, nhất là việc làm tình nghĩa với đồng đội. Tôi xin phép anh chụp hai kiểu ảnh lúc anh đang bốc thuốc và anh đứng bên tủ thuốc làm kỷ niệm. anh vui vẻ chấp thuận. Nhân dịp sắp đến ngày lễ trọng đại kỷ niệm 67 năm ngày thành lập QĐND Việt nam tôi viết vài cảm nghĩ của tôi về anh và việc làm tình nghĩa của anh với người nghèo, với đồng đội. Anh Là Đào Quang Lam sinh năm 1952. Phòng khám chuẩn tri Đông Y Quách Lam Đường. Km8 QL 26 Tân Hòa TP Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk.
                                               
                        Tác giả : Nguyễn Quang Thanh  CCB - B3 Tây Nguyên 
                                      Tại Thành phố Buôn Ma Thuột _ ĐT: 0945619797